Nói đến trống đồng, nhiều người sẽ nghĩ đến một loại hình cổ vật đồ sộ, được chế tác vô cùng tinh xảo của nền văn minh Đông Sơn. Nhưng không phải ai cũng biết ngoài các trống đồng lớn, hàng trăm trống đồng "tí hon" đã được tìm thấy ở Việt Nam.Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ rất nhiều chiếc trống đồng đặc biệt này. Chúng được gọi là trống đồng minh khí, là đồ tùy táng trong các ngôi mộ của cư dân Đông Sơn, niên đại cách đây 2.500 đến 2.000 năm.Về tổng quan, trống đồng minh khí là mô hình thu nhỏ của trống đồng bình thường, có kích thước và kiểu mẫu rất đa dạng.Những chiếc trống minh khí lớn nhất có đường kính mặt trống khoảng 20 cm, cao khoảng 15-18 cm.Các trống nhỏ nhất có đường kính mặt trống và chiều cao chỉ trên dưới 2 cm, nghĩa là "nhỏ như viên kẹo" theo đúng nghĩa đen.So với trống đồng Đông Sơn "xịn" thì trống đồng minh khí được trang trí sơ sài hơn nhiều, một điều dễ hiểu do kích cỡ quá nhỏ của chúng.Những chiếc nhỏ nhất trông như cục đồng thô, hầu như không có hoa văn trang trí.Trống càng to, các hoa văn càng nhiều và rõ nét hơn.Những chiếc trống minh khí lớn nhất có độ tinh xảo không thua kém quá nhiều so với một số trống đồng Đông Sơn cỡ nhỏ.Có trống minh khí trang trí hình ếch trên mặt, phỏng theo loại hình trống đồng Đông Sơn có ếch/cóc được tìm thấy khá nhiều ở Việt Nam, được cho là dùng để cầu mưa theo tín ngưỡng người xưa.Cho đến nay, có nhiều lý giải khác nhau về sự hiện diện của trống đồng minh khí trong các ngôi mộ Đông Sơn. Theo đó, có thể cư dân Đông Sơn xưa chôn trống minh khí dựa theo quan niệm "trần sao âm vậy", để người đã khuất có trống dùng khi sang thế giới bên kia.Các ý kiến khác cho rằng trống minh khí được sử dụng như một thứ bùa chú, hay một vật phẩm mang ý nghĩa của thuyết vũ trụ tạo sinh, giúp hồn người chết trong quy trình tái sinh và hằng cửu...Một số hình ảnh khác về trống đồng minh khí ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Mời bạn đọc xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn HANOITV
Nói đến trống đồng, nhiều người sẽ nghĩ đến một loại hình cổ vật đồ sộ, được chế tác vô cùng tinh xảo của nền văn minh Đông Sơn. Nhưng không phải ai cũng biết ngoài các trống đồng lớn, hàng trăm trống đồng "tí hon" đã được tìm thấy ở Việt Nam.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ rất nhiều chiếc trống đồng đặc biệt này. Chúng được gọi là trống đồng minh khí, là đồ tùy táng trong các ngôi mộ của cư dân Đông Sơn, niên đại cách đây 2.500 đến 2.000 năm.
Về tổng quan, trống đồng minh khí là mô hình thu nhỏ của trống đồng bình thường, có kích thước và kiểu mẫu rất đa dạng.
Những chiếc trống minh khí lớn nhất có đường kính mặt trống khoảng 20 cm, cao khoảng 15-18 cm.
Các trống nhỏ nhất có đường kính mặt trống và chiều cao chỉ trên dưới 2 cm, nghĩa là "nhỏ như viên kẹo" theo đúng nghĩa đen.
So với trống đồng Đông Sơn "xịn" thì trống đồng minh khí được trang trí sơ sài hơn nhiều, một điều dễ hiểu do kích cỡ quá nhỏ của chúng.
Những chiếc nhỏ nhất trông như cục đồng thô, hầu như không có hoa văn trang trí.
Trống càng to, các hoa văn càng nhiều và rõ nét hơn.
Những chiếc trống minh khí lớn nhất có độ tinh xảo không thua kém quá nhiều so với một số trống đồng Đông Sơn cỡ nhỏ.
Có trống minh khí trang trí hình ếch trên mặt, phỏng theo loại hình trống đồng Đông Sơn có ếch/cóc được tìm thấy khá nhiều ở Việt Nam, được cho là dùng để cầu mưa theo tín ngưỡng người xưa.
Cho đến nay, có nhiều lý giải khác nhau về sự hiện diện của trống đồng minh khí trong các ngôi mộ Đông Sơn. Theo đó, có thể cư dân Đông Sơn xưa chôn trống minh khí dựa theo quan niệm "trần sao âm vậy", để người đã khuất có trống dùng khi sang thế giới bên kia.
Các ý kiến khác cho rằng trống minh khí được sử dụng như một thứ bùa chú, hay một vật phẩm mang ý nghĩa của thuyết vũ trụ tạo sinh, giúp hồn người chết trong quy trình tái sinh và hằng cửu...
Một số hình ảnh khác về trống đồng minh khí ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Mời bạn đọc xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn HANOITV