Vua Dục Đức tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Chân, sinh năm 1852, khi lên 2 tuổi, được vua Tự Đức (không có con nối ngôi) chọn làm con nuôi. Khi vua Tự Đức qua đời, Ưng Chân 32 tuổi lên nối ngôi, nhưng chỉ sau ba ngày thì bị phế (23/7/1883).Vua Dục Đức chết đói ở nhà ngục Thừa Thiên sau 7 ngày không được cho ăn uống (6/10/1883); để lại 8 bà vợ, 11 người con trai và 8 người con gái. Do chưa kịp đặt niên hiệu, nên người đời sau đã lấy tên Dục Đức Đường, là nơi ở và cũng là nơi giam cầm ông, để gọi ông là vua Dục Đức.Tương truyền, sau khi mất, thi hài của vua Dục Đức được gói trong một chiếc chiếu. Trên đường đi, chiếc “quan tài” này bị đứt dây rơi xuống cạnh một khe nước cạn. Mọi người nhất trí chọn nơi chiếc quan tài rơi xuống làm nơi yên nghỉ của vua và chôn cất qua loa cho xong chuyện.Mấy hôm sau, triều đình mới cho người vợ chính là bà Từ Minh được phép lên thăm mộ và làm lễ chịu tang ở chùa Tường Quang.Năm 1889, người con trai của vua Dục Đức là Nguyễn Phúc Bửu Lân được đưa lên ngôi vua với niên hiệu Thành Thái. Sau khi lên ngôi, Thành Thái liền cho xây lăng mộ của cha đàng hoàng và đặt tên là An Lăng.Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài cũng được đưa về chôn trong khu vực An Lăng, và thờ ở điện Long Ân.So với các lăng khác của vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có cấu trúc đơn giản và quy mô nhỏ hơn. Tại đây cũng có hai cụm kiến trúc là điện Long Ân và lăng mộ.Lăng Dục Đức chiếm một vùng đất rộng, trong đó có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ; chia ra làm hai khu vực: lăng và tẩm. Cả hai khu vực kiến trúc đều xây thành bao bọc chung quanh.Lăng Dục Đức hình chữ nhật có diện tích 3.445m2. Vào lăng đi qua tam quan khá lớn xây bằng gạch, mái giả bằng xi măng. Sau cổng là Bái Đình. Đi tiếp đến tam quan 3 tầng cũng xây mái giả và trang trí hoa lá bằng sứ đắp nổi. Hai bên trái phải là mộ vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh nằm đối xứng nhau.Điện Long Ân ở trung tâm khu vực lăng, xây dựng theo phong cách các ngôi điện ở Huế. Bên trong có 3 án thờ bài vị của các vị vua: Dục Đức và vợ thờ ở giữa, Thành Thái (bên trái) và Duy Tân (bên phải).Phía sau điện Long Ân là nơi yên nghỉ của hai vua là Thành Thái và Duy Tân. Trong khu vực này còn nhiều ngôi mộ của những người trong gia quyến thuộc các vị vua trên.Ngoài ra, trong khu vực lăng Dục Đức hiện nay còn có 39 lăng mộ các ông hoàng bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ.
Mời độc giả xem video:Tiền Giang triển khai nhiều chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19. Nguồn: ANTV.
Vua Dục Đức tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Chân, sinh năm 1852, khi lên 2 tuổi, được vua Tự Đức (không có con nối ngôi) chọn làm con nuôi. Khi vua Tự Đức qua đời, Ưng Chân 32 tuổi lên nối ngôi, nhưng chỉ sau ba ngày thì bị phế (23/7/1883).
Vua Dục Đức chết đói ở nhà ngục Thừa Thiên sau 7 ngày không được cho ăn uống (6/10/1883); để lại 8 bà vợ, 11 người con trai và 8 người con gái. Do chưa kịp đặt niên hiệu, nên người đời sau đã lấy tên Dục Đức Đường, là nơi ở và cũng là nơi giam cầm ông, để gọi ông là vua Dục Đức.
Tương truyền, sau khi mất, thi hài của vua Dục Đức được gói trong một chiếc chiếu. Trên đường đi, chiếc “quan tài” này bị đứt dây rơi xuống cạnh một khe nước cạn. Mọi người nhất trí chọn nơi chiếc quan tài rơi xuống làm nơi yên nghỉ của vua và chôn cất qua loa cho xong chuyện.
Mấy hôm sau, triều đình mới cho người vợ chính là bà Từ Minh được phép lên thăm mộ và làm lễ chịu tang ở chùa Tường Quang.
Năm 1889, người con trai của vua Dục Đức là Nguyễn Phúc Bửu Lân được đưa lên ngôi vua với niên hiệu Thành Thái. Sau khi lên ngôi, Thành Thái liền cho xây lăng mộ của cha đàng hoàng và đặt tên là An Lăng.
Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài cũng được đưa về chôn trong khu vực An Lăng, và thờ ở điện Long Ân.
So với các lăng khác của vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có cấu trúc đơn giản và quy mô nhỏ hơn. Tại đây cũng có hai cụm kiến trúc là điện Long Ân và lăng mộ.
Lăng Dục Đức chiếm một vùng đất rộng, trong đó có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ; chia ra làm hai khu vực: lăng và tẩm. Cả hai khu vực kiến trúc đều xây thành bao bọc chung quanh.
Lăng Dục Đức hình chữ nhật có diện tích 3.445m2. Vào lăng đi qua tam quan khá lớn xây bằng gạch, mái giả bằng xi măng. Sau cổng là Bái Đình. Đi tiếp đến tam quan 3 tầng cũng xây mái giả và trang trí hoa lá bằng sứ đắp nổi. Hai bên trái phải là mộ vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh nằm đối xứng nhau.
Điện Long Ân ở trung tâm khu vực lăng, xây dựng theo phong cách các ngôi điện ở Huế. Bên trong có 3 án thờ bài vị của các vị vua: Dục Đức và vợ thờ ở giữa, Thành Thái (bên trái) và Duy Tân (bên phải).
Phía sau điện Long Ân là nơi yên nghỉ của hai vua là Thành Thái và Duy Tân. Trong khu vực này còn nhiều ngôi mộ của những người trong gia quyến thuộc các vị vua trên.
Ngoài ra, trong khu vực lăng Dục Đức hiện nay còn có 39 lăng mộ các ông hoàng bà chúa và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ.
Mời độc giả xem video:Tiền Giang triển khai nhiều chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19. Nguồn: ANTV.