Mô hình nhà bằng đất nung thời Trần, hiện vật khai quật ở Hoàng thành Thăng Long, được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Nhà Trần được các sử gia coi là triều đại thịnh vượng bậc nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.Do sự biến động của lịch sử, di sản kiến trúc nhà Trần để lại cho hậu thế còn lại rất ít, chủ yếu là các vật liệu kiến trúc rời rạc. Mô hình nhà được đề cập ở đây là một trong những hiện vật quý giúp đem lại hình dung trực quan về diện mạo của các công trình kiến trúc thời Trần.Mô hình này có lẽ đã được các nghệ nhân thời Trần thực hiện dựa trên nguyên mẫu là một công trình ở kinh thành Thăng Long xưa.Hiện vật được tạo hình rất tỉ mỉ, thể hiện một cách chi tiết kết cấu công trình như bộ khung gỗ chạm trố cầu kỳ, bộ mái chia làm hai phần, sử dụng nhiều loại ngói khác nhau.Đặc biệt, các mảng trang trí tinh xảo, được bài trí hài hòa trên công trình cho thấy sự tài hoa của nghệ nhân cũng như con mắt thẩm mỹ tinh tế của những kiến trúc sư Đại Việt thời Trần.Các linh vật như rồng, nghê vô cùng sống động xuất hiện ở nhiều cấu kiện kiến trúc cho thấy đây có thể là một công trình mang tính chất tâm linh như đền, miếu.Có thể nói, mô hình này là một hình mẫu tham khảo quý giá cho việc nghiên cứu, tái dựng các công trình kiến trúc thời Trần nói riêng và kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.Theo các nhà nghiên cứu, vào giai đoạn đầu, nhà Trần có sự kế thừa gần như nguyên vẹn hệ thống các công trình kiến trúc của thời Lý, nhưng về sau đã có sự thay đổi về mặt quy hoạch của kinh thành Thăng Long.Vật liệu thời Trần cũng khá tương đồng với thời Lý nhưng được cải tiến theo hướng mỏng và nhẹ hơn, các tượng trang trí trên mái như đầu rồng, đầu phượng, uyên ương... được thiết kế rỗng lòng, góp phần giảm đáng kể trọng lượng bộ máy, giúp cho việc xử lý nền móng đơn giản hơn.Qua các dấu tích để lại, có thể thấy rằng các công trình kiến trúc thời Trần có quy mô không to lớn bế thế như kiến trúc thời Lý, thay vào đó đơn giản và có sắc thái riêng biệt, tạo nên nét đặc trưng của kiến trúc thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Mô hình nhà bằng đất nung thời Trần, hiện vật khai quật ở Hoàng thành Thăng Long, được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Nhà Trần được các sử gia coi là triều đại thịnh vượng bậc nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
Do sự biến động của lịch sử, di sản kiến trúc nhà Trần để lại cho hậu thế còn lại rất ít, chủ yếu là các vật liệu kiến trúc rời rạc. Mô hình nhà được đề cập ở đây là một trong những hiện vật quý giúp đem lại hình dung trực quan về diện mạo của các công trình kiến trúc thời Trần.
Mô hình này có lẽ đã được các nghệ nhân thời Trần thực hiện dựa trên nguyên mẫu là một công trình ở kinh thành Thăng Long xưa.
Hiện vật được tạo hình rất tỉ mỉ, thể hiện một cách chi tiết kết cấu công trình như bộ khung gỗ chạm trố cầu kỳ, bộ mái chia làm hai phần, sử dụng nhiều loại ngói khác nhau.
Đặc biệt, các mảng trang trí tinh xảo, được bài trí hài hòa trên công trình cho thấy sự tài hoa của nghệ nhân cũng như con mắt thẩm mỹ tinh tế của những kiến trúc sư Đại Việt thời Trần.
Các linh vật như rồng, nghê vô cùng sống động xuất hiện ở nhiều cấu kiện kiến trúc cho thấy đây có thể là một công trình mang tính chất tâm linh như đền, miếu.
Có thể nói, mô hình này là một hình mẫu tham khảo quý giá cho việc nghiên cứu, tái dựng các công trình kiến trúc thời Trần nói riêng và kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.
Theo các nhà nghiên cứu, vào giai đoạn đầu, nhà Trần có sự kế thừa gần như nguyên vẹn hệ thống các công trình kiến trúc của thời Lý, nhưng về sau đã có sự thay đổi về mặt quy hoạch của kinh thành Thăng Long.
Vật liệu thời Trần cũng khá tương đồng với thời Lý nhưng được cải tiến theo hướng mỏng và nhẹ hơn, các tượng trang trí trên mái như đầu rồng, đầu phượng, uyên ương... được thiết kế rỗng lòng, góp phần giảm đáng kể trọng lượng bộ máy, giúp cho việc xử lý nền móng đơn giản hơn.
Qua các dấu tích để lại, có thể thấy rằng các công trình kiến trúc thời Trần có quy mô không to lớn bế thế như kiến trúc thời Lý, thay vào đó đơn giản và có sắc thái riêng biệt, tạo nên nét đặc trưng của kiến trúc thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.