Sau nhiều tháng đàm phán và tiến hành các thủ tục cần thiết, ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" đã được chuyển giao từ Pháp về Việt Nam chiều ngày 16/11 theo giờ Pháp. Ảnh: Millon.Trước đó, ông Nguyễn Thế Hồng - doanh nhân ngành bất động sản, Chủ tịch Hội Sưu tầm, nghiên cứu cổ vật Kinh Bắc - chi 6,1 triệu Euro (hơn 153 tỷ đồng) mua ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" từ nhà đấu giá Millon của Pháp. Ảnh: Tư liệu Cục Di sản Văn hóa.Sau khi hồi hương, ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" hiện được đặt ở gian phòng trong Bảo tàng Nam Hồng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Bảo tàng đang gấp rút hoàn thiện thêm các hạng mục: Hệ thống thang máy, cửa... để đảm bảo an ninh. Ảnh: Tiền phong.Theo ông Nguyễn Thế Hồng, để đến gian phòng trưng bày ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" tại tầng 5 của tòa nhà, khách cần đi lên bằng thang máy. Từ khi ấn vàng về, ông Hồng luôn bố trí nhóm 4 - 5 bảo vệ, trực cả ngày lẫn đêm và có camera. Tủ kính trưng bày ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" dùng khóa vân tay mà chỉ có ông Hồng có thể mở được. Ảnh: Tiền phong.Giám đốc phụ trách chuyên môn ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng thông tin ấn vàng được đúc từ vàng 10, độ bền cao, ít bị oxy hóa nên việc bảo quản không khó. Ảnh: VOV.Ông Trần Trọng Hà - Giám đốc phụ trách chuyên môn ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng - cho biết nơi đặt ấn vàng vẫn chưa mở cửa cho mọi người, chỉ đón tiếp khách quen, các chuyên gia về văn hóa đến chiêm ngưỡng. Ảnh: VOV.Đằng sau khu vực trưng bày ấn, phía trái, ông Hồng đặt bức tranh in chân dung vua Minh Mạng lồng khung gỗ. Trong khi đó, phía bên phải ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh do nghệ nhân làng Ý Yên (Nam Định) đúc. Ảnh: VOV.Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được đặt tên Con dấu vàng quý hiếm Kim bảo tỷ của Hoàng đế Minh Mạng (1791-1841), cao 10,4 cm, nặng 10,78 kg, mặt hình vuông, kích thước 13,8 x 13,7 cm. Ảnh: TTXVN.Mặt trên của ấn vàng khắc hai dòng chữ có nội dung: "Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo" (Được làm vào ngày 4/2, năm thứ 4 đời vua Minh Mạng, tức ngày 4/2/1823) và "Thập thành hoàng kim trọng nhị bách bát thập lạng cửu tiền nhị phân" (Làm bằng vàng, nặng 280 lạng, 9 chỉ, 2 phân, khoảng 10,7 kg). Đế ấn in dòng chữ "Hoàng đế chi bảo" (Báu vật của hoàng đế). Ảnh: TTXVN.Theo cuốn Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn như lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, sắc thư ban cho nước ngoài... Đại diện Cục Di sản Văn hóa khẳng định Hoàng đế chi bảo là ấn vàng lớn, đẹp, quý và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn. Ảnh: TTXVN.Mời độc giả xem video: Nỗ lực hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo". Nguồn: VTV4.
Sau nhiều tháng đàm phán và tiến hành các thủ tục cần thiết, ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" đã được chuyển giao từ Pháp về Việt Nam chiều ngày 16/11 theo giờ Pháp. Ảnh: Millon.
Trước đó, ông Nguyễn Thế Hồng - doanh nhân ngành bất động sản, Chủ tịch Hội Sưu tầm, nghiên cứu cổ vật Kinh Bắc - chi 6,1 triệu Euro (hơn 153 tỷ đồng) mua ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" từ nhà đấu giá Millon của Pháp. Ảnh: Tư liệu Cục Di sản Văn hóa.
Sau khi hồi hương, ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" hiện được đặt ở gian phòng trong Bảo tàng Nam Hồng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Bảo tàng đang gấp rút hoàn thiện thêm các hạng mục: Hệ thống thang máy, cửa... để đảm bảo an ninh. Ảnh: Tiền phong.
Theo ông Nguyễn Thế Hồng, để đến gian phòng trưng bày ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" tại tầng 5 của tòa nhà, khách cần đi lên bằng thang máy. Từ khi ấn vàng về, ông Hồng luôn bố trí nhóm 4 - 5 bảo vệ, trực cả ngày lẫn đêm và có camera. Tủ kính trưng bày ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" dùng khóa vân tay mà chỉ có ông Hồng có thể mở được. Ảnh: Tiền phong.
Giám đốc phụ trách chuyên môn ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng thông tin ấn vàng được đúc từ vàng 10, độ bền cao, ít bị oxy hóa nên việc bảo quản không khó. Ảnh: VOV.
Ông Trần Trọng Hà - Giám đốc phụ trách chuyên môn ở Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng - cho biết nơi đặt ấn vàng vẫn chưa mở cửa cho mọi người, chỉ đón tiếp khách quen, các chuyên gia về văn hóa đến chiêm ngưỡng. Ảnh: VOV.
Đằng sau khu vực trưng bày ấn, phía trái, ông Hồng đặt bức tranh in chân dung vua Minh Mạng lồng khung gỗ. Trong khi đó, phía bên phải ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh do nghệ nhân làng Ý Yên (Nam Định) đúc. Ảnh: VOV.
Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được đặt tên Con dấu vàng quý hiếm Kim bảo tỷ của Hoàng đế Minh Mạng (1791-1841), cao 10,4 cm, nặng 10,78 kg, mặt hình vuông, kích thước 13,8 x 13,7 cm. Ảnh: TTXVN.
Mặt trên của ấn vàng khắc hai dòng chữ có nội dung: "Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo" (Được làm vào ngày 4/2, năm thứ 4 đời vua Minh Mạng, tức ngày 4/2/1823) và "Thập thành hoàng kim trọng nhị bách bát thập lạng cửu tiền nhị phân" (Làm bằng vàng, nặng 280 lạng, 9 chỉ, 2 phân, khoảng 10,7 kg). Đế ấn in dòng chữ "Hoàng đế chi bảo" (Báu vật của hoàng đế). Ảnh: TTXVN.
Theo cuốn Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn như lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, sắc thư ban cho nước ngoài... Đại diện Cục Di sản Văn hóa khẳng định Hoàng đế chi bảo là ấn vàng lớn, đẹp, quý và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn. Ảnh: TTXVN.
Mời độc giả xem video: Nỗ lực hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo". Nguồn: VTV4.