Sau đây là những sự kiện di sản có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận trong năm 2015. Ngày 5/1, đại diện hậu duệ họ Cao Việt Nam đã kêu cứu về việc khu lăng mộ tướng quân Cao Lỗ - di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tại Bắc Ninh bị san phẳng vì "trùng tu di tích". Theo phản ánh, không biết vì lý do gì, nhà thầu đã mang xe ủi đến đập phá tan hoang khiến toàn bộ cột chống và mái che khu lăng mộ bị đổ sập trơ lại nền móng.Đầu năm 2015, khi ghé thăm Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, nhiều người không khỏi giật mình khi công trình này bị phủ lên một màu vàng rực thay thế cho màu vàng nhạt truyền thống trước kia. Sau bị dư luận phản ứng dữ dội, công trình đã được sơn lại bằng một màu vàng nhạt hơn.Rạng sáng ngày 9/6, tòa nhà cổ Cục Bản đồ Đà Lạt (Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt thuộc Bộ Quốc phòng, 14 Yersin, TP Đà Lạt) đã bị thiêu rụi 1/3 trong trận hỏa hoạn lớn. Đây là một trong 3 công trình cổ được coi là tiêu biểu nhất của Đà Lạt, chỉ đứng sau hai di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và ga Đà Lạt.Sau Bưu điện Sài Gòn, vào tháng 7/2017, đến lượt Nhà hát Lớn Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới toanh màu vàng rực đan xen những khoảng trắng toát. Sau nhiều ý kiến phản đối, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã khẳng định sẽ trả lại màu sơn cũ cho công trình.Ngày 22/9, cả Hà Nội bàng hoàng khi ngôi biệt thự cổ số 107 Trần Hưng Đạo bị đổ sập một phần, khiến 2 người thiệt mạng. Theo các thông tin ghi nhận được, công trình có từ thời Pháp này đã xuống cấp rất nặng nề trước khi xảy ra sự cố đổ sập.Tháng 10/2015, người dân Long An ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh chiếc cầu Đúc trăm tuổi bắc qua sông Bảo Định ở TP Tân An bị đập phá tan hoang để xây cầu mới. Lãnh đạo thành phố Tân An khẳng định cây cầu đã hết hạn sử dụng và buộc phải dỡ bỏ để xây cầu mới.Cũng trong tháng 10, dư luận cả nước đã bức xúc trước thông tin đơn vị đang khai thác cáp treo Yên Tử đã tiến hành xây dựng "nhà văn hóa công ty" - một công trình không phép ở ngay vùng lõi của di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử (Quảng Ninh). Hành vi này được cho là sẽ tác động tiêu cực đến hồ sơ di sản thế giới của danh thắng Yên Tử đệ trình lên UNESCO.Sau vụ xâm hại Yên Tử, đến tháng 11/2015, dư luận trong nước lại một lần nữa "tá hỏa" trước thông tin Hương nghiêm pháp đường - một công trình đồ sộ dùng làm nhà ăn, nhà khách "mọc" lên giữa khu di tích danh thắng Hương Sơn (Hà Nội). Công trình sai phép nghiêm trọng này được xác định là đã tồn tại từ năm 2013 đến nay.
Sau đây là những sự kiện di sản có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận trong năm 2015. Ngày 5/1, đại diện hậu duệ họ Cao Việt Nam đã kêu cứu về việc khu lăng mộ tướng quân Cao Lỗ - di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tại Bắc Ninh bị san phẳng vì "trùng tu di tích". Theo phản ánh, không biết vì lý do gì, nhà thầu đã mang xe ủi đến đập phá tan hoang khiến toàn bộ cột chống và mái che khu lăng mộ bị đổ sập trơ lại nền móng.
Đầu năm 2015, khi ghé thăm Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, nhiều người không khỏi giật mình khi công trình này bị phủ lên một màu vàng rực thay thế cho màu vàng nhạt truyền thống trước kia. Sau bị dư luận phản ứng dữ dội, công trình đã được sơn lại bằng một màu vàng nhạt hơn.
Rạng sáng ngày 9/6, tòa nhà cổ Cục Bản đồ Đà Lạt (Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt thuộc Bộ Quốc phòng, 14 Yersin, TP Đà Lạt) đã bị thiêu rụi 1/3 trong trận hỏa hoạn lớn. Đây là một trong 3 công trình cổ được coi là tiêu biểu nhất của Đà Lạt, chỉ đứng sau hai di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và ga Đà Lạt.
Sau Bưu điện Sài Gòn, vào tháng 7/2017, đến lượt Nhà hát Lớn Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới toanh màu vàng rực đan xen những khoảng trắng toát. Sau nhiều ý kiến phản đối, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã khẳng định sẽ trả lại màu sơn cũ cho công trình.
Ngày 22/9, cả Hà Nội bàng hoàng khi ngôi biệt thự cổ số 107 Trần Hưng Đạo bị đổ sập một phần, khiến 2 người thiệt mạng. Theo các thông tin ghi nhận được, công trình có từ thời Pháp này đã xuống cấp rất nặng nề trước khi xảy ra sự cố đổ sập.
Tháng 10/2015, người dân Long An ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh chiếc cầu Đúc trăm tuổi bắc qua sông Bảo Định ở TP Tân An bị đập phá tan hoang để xây cầu mới. Lãnh đạo thành phố Tân An khẳng định cây cầu đã hết hạn sử dụng và buộc phải dỡ bỏ để xây cầu mới.
Cũng trong tháng 10, dư luận cả nước đã bức xúc trước thông tin đơn vị đang khai thác cáp treo Yên Tử đã tiến hành xây dựng "nhà văn hóa công ty" - một công trình không phép ở ngay vùng lõi của di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử (Quảng Ninh). Hành vi này được cho là sẽ tác động tiêu cực đến hồ sơ di sản thế giới của danh thắng Yên Tử đệ trình lên UNESCO.
Sau vụ xâm hại Yên Tử, đến tháng 11/2015, dư luận trong nước lại một lần nữa "tá hỏa" trước thông tin Hương nghiêm pháp đường - một công trình đồ sộ dùng làm nhà ăn, nhà khách "mọc" lên giữa khu di tích danh thắng Hương Sơn (Hà Nội). Công trình sai phép nghiêm trọng này được xác định là đã tồn tại từ năm 2013 đến nay.