1. "Chuộng" dùng nến cốc có mùi hương
Nhiều gia đình khi buôn bán, thờ cúng hay vào các dịp đặc biệt thường có thói quen sử dụng nến keo với nhiều mùi hương khác nhau. Không khó để mua được sản phẩm này với đủ kiểu dáng bắt mắt, được đựng trong các cốc nhỏ tại các sạp chợ, cửa hàng, vỉa hè… Loại nến này được ưa chuộng vì không bị chảy ra ngoài khi đốt, có mùi hương, bên ngoài có cốc chứa, ngăn ngọn lửa cháy lan ra các vật xung quanh, hơn nữa, giá của nến khá bèo.Dọc các con phố Hàng Mã, hàng Hòm, hay các chợ Mơ, chợ Ngã Tư Sở... người mua hoa mắt vì các loại nến đủ màu với mức giá 10- 20 nghìn đồng/cốc (tùy kích thước) bày bán tràn lan, đa số “trống trơn” địa chỉ sản xuất hoặc bất cứ thông tin gì về thành phần sản phẩm. Chị T.M (chủ cửa hàng bán lẻ trên Hàng Mã) cho biết:“Loại có mùi hương và cháy lâu tắt thì giá đắt hơn từ 10 nghìn trở lên, mùi nhài bán chạy lắm, nhất là vào ngày rằm, cuối tháng. Em cứ yên tâm mang về mà dùng thôi”. Trên thị trường, các loại nến Ikea, Hương Cỏ Việt Nam... có giá đắt hơn từ 50 - trên 150 nghìn. Theo chị N.T.H (cửa hàng văn phòng phẩm tại Tôn Thất Tùng - Đống Đa): "Nến các hãng này thì tốt, nhưng giá đắt nên bán chậm hơn. Loại nến keo nhập của Trung Quốc, khử mùi, thư giãn, có hình trái tim, hoa hồng... hay được giới trẻ mua làm quà hoặc tỏ tình, tổ chức sinh nhật, khoảng 200 nghìn/1 bộ, bán chạy lắm, có người vào mua mấy bộ liền một lúc." Khi được hỏi về sản phẩm, bác Lê Phương (Tây Sơn- Đống Đa) chia sẻ: “Ngày nào tôi cũng thắp nến trên ban thờ, trung bình tầm 5-6 cốc/ một lần, nên mua loại rẻ một chút, thấy tiện thì dùng, chứ cũng không để ý gì nữa, mua ở hàng tạp hóa quen gần nhà có 5 nghìn/ 1 cốc thôi, yên tâm chất lượng lắm”. 2. Rước bệnh vì nến kém chất lượng
Loạn mức giá, người mua chọn loại rẻ, thêm thói quen mua sắm tại hàng quen, mà chưa thực sự quan tâm sản phẩm này có gây hại gì cho sức khỏe. TS, Nguyễn Hồng Nhung (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN) cho biết: "Nến cốc loại mềm như thạch có 2-30% cao su tổng hợp (thông dụng là loại SEBS). Khi SEBS không cháy hoàn toàn, có thể tạo ra cácbon mônôxít (CO) và muội than, ảnh hưởng tới hệ hô hấp hoặc kích ứng da".Ngoài ra, các hương liệu tạo mùi cho nến không có nguồn gốc rõ ràng, khi hít khói có thể gây cảm giác buồn nôn, khó chịu. Bạn Thu Hương (sinh viên Đại học Thăng Long) chia sẻ: "Có lần tổ chức sinh nhật, mình và bạn bè đã thắp hơn 30 cốc nến, ngồi trong phòng được khoảng 10 phút thì thấy đau đầu, khói bốc ra có mùi khét và gây khó thở. Cuối cùng, cả nhóm phải tắt hết nến, bật quạt hơn 20 phút mới đỡ".
Hơn nữa, thói quen đốt nến trong phòng kín làm tăng nguy cơ bị hen suyễn, bệnh phổi do hàm lượng khí độc tỏa ra không được hòa loãng vào không khí.
Bên cạnh đó, lõi bấc của sản phẩm này cũng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Với giá thành rẻ, bấc chì được chuộng dùng cho nến thạch. Khi nến cháy, chì sẽ phát tán vào không khí dưới dạng muội, nếu nhiễm chì lâu ngày gây chảy máu chân răng, đen chân răng, viêm lợi, ảnh hưởng đến cả đường ruột, gây viêm ruột, rối loạn tiêu hoá. 3. Không nhiễm độc nếu mua nến chất lượng và sử dụng đúng cách
Để bảo vệ sức khỏe, trước hết người tiêu dùng cân nhắc chọn mua sản phẩm có địa chỉ sản xuất, tốt nhất nên sử dụng các loại nến làm bằng dầu tự nhiên như sáp ong, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa có mùi thơm dễ chịu.Khi mua, kiểm tra lõi bấc, nếu làm bằng kim loại thì cân nhắc có phải làm bằng chì hay không (bằng cách vạch bấc lên giấy, nếu thấy có màu xám như vết bút chì thì không nên mua), thay vào đó tìm các loại bấc lõi giấy hoặc sợi bông.Khi nến đang cháy, người sử dụng không ghé sát gần ngọn hạn chế hít phải khí độc hại, không lắc cốc nến làm tăng độ khuếch tán của khói, muội bám vào thảm, sàn... lan ra không khí. PGS-TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên -Hà Nội) khuyến cáo:“Tốt nhất không thắp trong phòng kín hoặc gần những nơi có nhiều đồ dùng bằng vải ít thông gió để tránh khói bám vào cơ thể sinh bệnh cũng như xảy ra hỏa hoạn”. Thường xuyên vệ sinh phòng, mở cửa sổ thông gió để khói nến không lưu lại lâu, ảnh hưởng sức khỏe.
1. "Chuộng" dùng nến cốc có mùi hương
Nhiều gia đình khi buôn bán, thờ cúng hay vào các dịp đặc biệt thường có thói quen sử dụng nến keo với nhiều mùi hương khác nhau. Không khó để mua được sản phẩm này với đủ kiểu dáng bắt mắt, được đựng trong các cốc nhỏ tại các sạp chợ, cửa hàng, vỉa hè…
Loại nến này được ưa chuộng vì không bị chảy ra ngoài khi đốt, có mùi hương, bên ngoài có cốc chứa, ngăn ngọn lửa cháy lan ra các vật xung quanh, hơn nữa, giá của nến khá bèo.
Dọc các con phố Hàng Mã, hàng Hòm, hay các chợ Mơ, chợ Ngã Tư Sở... người mua hoa mắt vì các loại nến đủ màu với mức giá 10- 20 nghìn đồng/cốc (tùy kích thước) bày bán tràn lan, đa số “trống trơn” địa chỉ sản xuất hoặc bất cứ thông tin gì về thành phần sản phẩm.
Chị T.M (chủ cửa hàng bán lẻ trên Hàng Mã) cho biết:“Loại có mùi hương và cháy lâu tắt thì giá đắt hơn từ 10 nghìn trở lên, mùi nhài bán chạy lắm, nhất là vào ngày rằm, cuối tháng. Em cứ yên tâm mang về mà dùng thôi”.
Trên thị trường, các loại nến Ikea, Hương Cỏ Việt Nam... có giá đắt hơn từ 50 - trên 150 nghìn. Theo chị N.T.H (cửa hàng văn phòng phẩm tại Tôn Thất Tùng - Đống Đa): "Nến các hãng này thì tốt, nhưng giá đắt nên bán chậm hơn. Loại nến keo nhập của Trung Quốc, khử mùi, thư giãn, có hình trái tim, hoa hồng... hay được giới trẻ mua làm quà hoặc tỏ tình, tổ chức sinh nhật, khoảng 200 nghìn/1 bộ, bán chạy lắm, có người vào mua mấy bộ liền một lúc."
Khi được hỏi về sản phẩm, bác Lê Phương (Tây Sơn- Đống Đa) chia sẻ: “Ngày nào tôi cũng thắp nến trên ban thờ, trung bình tầm 5-6 cốc/ một lần, nên mua loại rẻ một chút, thấy tiện thì dùng, chứ cũng không để ý gì nữa, mua ở hàng tạp hóa quen gần nhà có 5 nghìn/ 1 cốc thôi, yên tâm chất lượng lắm”.
2. Rước bệnh vì nến kém chất lượng
Loạn mức giá, người mua chọn loại rẻ, thêm thói quen mua sắm tại hàng quen, mà chưa thực sự quan tâm sản phẩm này có gây hại gì cho sức khỏe. TS, Nguyễn Hồng Nhung (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN) cho biết: "Nến cốc loại mềm như thạch có 2-30% cao su tổng hợp (thông dụng là loại SEBS). Khi SEBS không cháy hoàn toàn, có thể tạo ra cácbon mônôxít (CO) và muội than, ảnh hưởng tới hệ hô hấp hoặc kích ứng da".
Ngoài ra, các hương liệu tạo mùi cho nến không có nguồn gốc rõ ràng, khi hít khói có thể gây cảm giác buồn nôn, khó chịu. Bạn Thu Hương (sinh viên Đại học Thăng Long) chia sẻ: "Có lần tổ chức sinh nhật, mình và bạn bè đã thắp hơn 30 cốc nến, ngồi trong phòng được khoảng 10 phút thì thấy đau đầu, khói bốc ra có mùi khét và gây khó thở. Cuối cùng, cả nhóm phải tắt hết nến, bật quạt hơn 20 phút mới đỡ".
Hơn nữa, thói quen đốt nến trong phòng kín làm tăng nguy cơ bị hen suyễn, bệnh phổi do hàm lượng khí độc tỏa ra không được hòa loãng vào không khí.
Bên cạnh đó, lõi bấc của sản phẩm này cũng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Với giá thành rẻ, bấc chì được chuộng dùng cho nến thạch. Khi nến cháy, chì sẽ phát tán vào không khí dưới dạng muội, nếu nhiễm chì lâu ngày gây chảy máu chân răng, đen chân răng, viêm lợi, ảnh hưởng đến cả đường ruột, gây viêm ruột, rối loạn tiêu hoá.
3. Không nhiễm độc nếu mua nến chất lượng và sử dụng đúng cách
Để bảo vệ sức khỏe, trước hết người tiêu dùng cân nhắc chọn mua sản phẩm có địa chỉ sản xuất, tốt nhất nên sử dụng các loại nến làm bằng dầu tự nhiên như sáp ong, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa có mùi thơm dễ chịu.
Khi mua, kiểm tra lõi bấc, nếu làm bằng kim loại thì cân nhắc có phải làm bằng chì hay không (bằng cách vạch bấc lên giấy, nếu thấy có màu xám như vết bút chì thì không nên mua), thay vào đó tìm các loại bấc lõi giấy hoặc sợi bông.
Khi nến đang cháy, người sử dụng không ghé sát gần ngọn hạn chế hít phải khí độc hại, không lắc cốc nến làm tăng độ khuếch tán của khói, muội bám vào thảm, sàn... lan ra không khí.
PGS-TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên -Hà Nội) khuyến cáo:“Tốt nhất không thắp trong phòng kín hoặc gần những nơi có nhiều đồ dùng bằng vải ít thông gió để tránh khói bám vào cơ thể sinh bệnh cũng như xảy ra hỏa hoạn”. Thường xuyên vệ sinh phòng, mở cửa sổ thông gió để khói nến không lưu lại lâu, ảnh hưởng sức khỏe.