James Webb là sự bổ sung của kính viễn vọng Hubble trước đó, đồng thời là chiếc kính viễn vọng không gian mạnh nhất từng được chế tạo của NASA.Nghiên cứu của Đại học bang Ohio chỉ ra rằng, Kính thiên văn không gian James Webb có thể phát hiện ra các dấu hiệu tiềm ẩn về sự sống ngoài hành tinh trong vòng 60 giờ.Kính viễn vọng không gian James Webb dự kiến phóng vũ trụ lên vào ngày 31/10/2021 từ Guiana, Pháp. Đây là dự án hợp tác phát triển giữa 17 quốc gia dẫn đầu là Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cùng những đóng góp quan trọng từ Cơ quan không gian châu Âu và Canada.Kính thiên văn đặt theo tên của James E. Webb, nhà lãnh đạo thứ hai của NASA, người đóng vai trò tổng hợp đối với chương trình Apollo.Giống như kính viễn vọng Hubble trước đó, kính thiên văn không gian James Webb sẽ quay quanh Mặt trời và được sử dụng để quan sát vũ trụ sơ khai, cũng như các vật thể một cách chi tiết hơn.Kính thiên văn James Webb rất hiện đại với độ nhạy lớn hơn khoảng 100 lần so với kính Hubble. Kính mang theo 4 thiết bị đo đạc, bao gồm máy quay và máy đo quang phổ giúp bắt được cả những tín hiệu rất yếu.Kính thiên văn James Webb dự kiến nặng khoảng 6.100kg, mặt gương chính có đường kính khoảng 6,5m, lớn gấp 3 lần so với kính thiên văn Hubble.Theo NASA, James Webb phải trải qua thử nghiệm ở các môi trường khác nhau như chấn động, âm thanh, nhiệt và tất cả các môi trường mà nó phải đối mặt khi được phóng ra ngoài vũ trụ.Không giống như kính Hubble quay quanh Trái Đất ở độ cao 547 km, kính thiên văn Webb sẽ được phóng lên độ cao gấp hơn 2.000 lần, tới L2, một trong 5 điểm Lagrange.Đây là vị trí lực hấp dẫn tổng hợp của Trái đất và Mặt trời cân bằng, giúp cho kính được giữ ở vị trí cố định. Kính viễn vọng này sẽ tự chuyển động trong vũ trụ mà không cần đến động cơ hay lực đẩy nào và cho phép các nhà khoa học quan sát mà không bị cản trở.Để bảo vệ khỏi ánh sáng Mặt trời, các nhà khoa học sử dụng một giàn 21 m làm từ chất liệu cách nhiệt đặc biệt. Hệ thống này sẽ giúp kính Webb duy trì nhiệt độ -223 độ C, lạnh hơn 3 lần so với nhiệt độ lạnh nhất từng đo được tại Trái đất.Lúc đầu người ta ước lượng ngân sách cho dự án kính thiên văn này vào khoảng 1,6 tỉ USD và thời điểm phóng là năm 2011. Sau đó, NASA đã nhiều lần điều chỉnh thời điểm phóng và hiện tại là vào năm 2021. Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
James Webb là sự bổ sung của kính viễn vọng Hubble trước đó, đồng thời là chiếc kính viễn vọng không gian mạnh nhất từng được chế tạo của NASA.
Nghiên cứu của Đại học bang Ohio chỉ ra rằng, Kính thiên văn không gian James Webb có thể phát hiện ra các dấu hiệu tiềm ẩn về sự sống ngoài hành tinh trong vòng 60 giờ.
Kính viễn vọng không gian James Webb dự kiến phóng vũ trụ lên vào ngày 31/10/2021 từ Guiana, Pháp. Đây là dự án hợp tác phát triển giữa 17 quốc gia dẫn đầu là Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cùng những đóng góp quan trọng từ Cơ quan không gian châu Âu và Canada.
Kính thiên văn đặt theo tên của James E. Webb, nhà lãnh đạo thứ hai của NASA, người đóng vai trò tổng hợp đối với chương trình Apollo.
Giống như kính viễn vọng Hubble trước đó, kính thiên văn không gian James Webb sẽ quay quanh Mặt trời và được sử dụng để quan sát vũ trụ sơ khai, cũng như các vật thể một cách chi tiết hơn.
Kính thiên văn James Webb rất hiện đại với độ nhạy lớn hơn khoảng 100 lần so với kính Hubble. Kính mang theo 4 thiết bị đo đạc, bao gồm máy quay và máy đo quang phổ giúp bắt được cả những tín hiệu rất yếu.
Kính thiên văn James Webb dự kiến nặng khoảng 6.100kg, mặt gương chính có đường kính khoảng 6,5m, lớn gấp 3 lần so với kính thiên văn Hubble.
Theo NASA, James Webb phải trải qua thử nghiệm ở các môi trường khác nhau như chấn động, âm thanh, nhiệt và tất cả các môi trường mà nó phải đối mặt khi được phóng ra ngoài vũ trụ.
Không giống như kính Hubble quay quanh Trái Đất ở độ cao 547 km, kính thiên văn Webb sẽ được phóng lên độ cao gấp hơn 2.000 lần, tới L2, một trong 5 điểm Lagrange.
Đây là vị trí lực hấp dẫn tổng hợp của Trái đất và Mặt trời cân bằng, giúp cho kính được giữ ở vị trí cố định. Kính viễn vọng này sẽ tự chuyển động trong vũ trụ mà không cần đến động cơ hay lực đẩy nào và cho phép các nhà khoa học quan sát mà không bị cản trở.
Để bảo vệ khỏi ánh sáng Mặt trời, các nhà khoa học sử dụng một giàn 21 m làm từ chất liệu cách nhiệt đặc biệt. Hệ thống này sẽ giúp kính Webb duy trì nhiệt độ -223 độ C, lạnh hơn 3 lần so với nhiệt độ lạnh nhất từng đo được tại Trái đất.
Lúc đầu người ta ước lượng ngân sách cho dự án kính thiên văn này vào khoảng 1,6 tỉ USD và thời điểm phóng là năm 2011. Sau đó, NASA đã nhiều lần điều chỉnh thời điểm phóng và hiện tại là vào năm 2021.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV