Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Princeton (bang New Jersey, Mỹ ) đã lý giải rằng não bộ hoàn toàn không có lỗi gì trong việc đưa ra những quyết định sai lầm, tất cả là do những thông tin đưa lên não đã không chính xác, chủ yếu những sai sót thông tin này có liên quan đến tiếng ồn.
Để đưa ra được kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên 4 người tình nguyện và 19 con chuột. Họ cho những người tình nguyện và chuột nghe những tiếng lách cách đã được hẹn giờ một cách ngẫu hứng. Âm thanh này đủ lớn để họ có thể nghe rõ bằng cả 2 tai. Họ muốn biết các “tình nguyện viên” của họ có phân biệt được bên nào có nhiều tiếng lách cách phát ra hơn không.
|
Não bộ được "giải oan" khi không phải là "thủ phạm" đưa ra những quyết định sai lầm.
|
Kết quả là, những người/vật tham gia thí nghiệm đều trả lời sai nếu có 2 tiếng lách cách xếp chồng lên nhau. Và điều này không liên quan đến khả năng đếm và xử lý thông tin của bộ não.
“Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi biết quá trình xử lý bên trong không hề sai. Nguyên nhân của cái sai này bắt đầu từ quá trình cảm thụ âm thanh”- ông Carlos Brody, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này cho biết.
“Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sai lầm chủ yếu là do không có khả năng mã hóa đúng thông tin cảm ứng thu nhận được”- Anne Churchland, một nhà nghiên cứu khác cho biết.
Do hầu hết các quyết định được đưa ra là kết quả của một quá trình tính toán và xử lý dữ liệu nên các nhà khoa học tin rằng lỗi trong việc mã hóa thông tin chính là nguyên nhân khiến chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: