Thiết bị phá sóng định vị (GPS) và thiết bị phá sóng điện thoại di động, hay gọi chung là thiết bị gây nhiễu hiện đang được mua bán tràn lan ngoài thị trường và ai cũng có thể có. Theo luật, mặt hàng này phải có giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý chuyên ngành và chỉ có Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới được phép sử dụng đúng mục đích, nên đa số mặt hàng có trên thị trường Việt Nam là hàng nhập lậu. Hầu hết thiết bị phá sóng được rao bán trên mạng đều có nguồn gốc Trung Quốc, nhập lậu về Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Nhiều người tìm mua thiết bị này không ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, và có ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh bảo mật. Ảnh: Công an thu giữ lô hàng máy phá sóng nhập lậu. Máy phá sóng là một thiết bị nhỏ gọn, có angten ngoài, là thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc trong phạm vi xác định. Thiết bị gây nhiễu phát tín hiệu nhiễu trên cùng một tần số với công suất đủ lớn, gây xung đột tín hiệu hoặc khử lẫn nhau, làm gián đoạn thông tin giữa điện thoại di động và trạm gốc. Điều này cũng được xem là một tiến trình tấn công từ chối dịch vụ. Ảnh: Cơ chế gây nhiễu của máy phá sóng. Các thành phần cơ bản của một thiết bị gây nhiễu bao gồm: Anten phát, mạch điện chính (gồm bộ dao động, mạch cộng hưởng, bộ phát tạp nhiễu, bộ khuếch đại công suất, nguồn cung cấp). Về mặt kỹ thuật, thiết bị gây nhiễu có cấu tạo đơn giản. Đơn giản nhất là loại chỉ có một công tắc và một đèn hiển thị. Thiết bị phức tạp hơn có nhiều chuyển mạch để kích hoạt các trạng thái gây nhiễu ở nhiều tần số khác nhau. Những thiết bị này sử dụng nguồn điện khá nhỏ, chỉ khoảng 12V. Thông thường, thiết bị sẽ hoạt động ngay khi được tiếp xúc với ổ cắm điện. Thiết bị phá sóng được xem là loại thiết bị làm nguy hại, cản trở, gián đoạn đến hoạt động của các nghiệp vụ vô tuyến điện đang được phép khai thác. Thiết bị phá sóng có xuất xứ từ Trung Quốc tiềm ẩn những hậu quả khôn lường khi chúng được dùng vào mục đích xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ của các mạng di động và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ.
Thiết bị phá sóng định vị (GPS) và thiết bị phá sóng điện thoại di động, hay gọi chung là thiết bị gây nhiễu hiện đang được mua bán tràn lan ngoài thị trường và ai cũng có thể có. Theo luật, mặt hàng này phải có giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý chuyên ngành và chỉ có Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới được phép sử dụng đúng mục đích, nên đa số mặt hàng có trên thị trường Việt Nam là hàng nhập lậu.
Hầu hết thiết bị phá sóng được rao bán trên mạng đều có nguồn gốc Trung Quốc, nhập lậu về Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Nhiều người tìm mua thiết bị này không ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, và có ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh bảo mật. Ảnh: Công an thu giữ lô hàng máy phá sóng nhập lậu.
Máy phá sóng là một thiết bị nhỏ gọn, có angten ngoài, là thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc trong phạm vi xác định.
Thiết bị gây nhiễu phát tín hiệu nhiễu trên cùng một tần số với công suất đủ lớn, gây xung đột tín hiệu hoặc khử lẫn nhau, làm gián đoạn thông tin giữa điện thoại di động và trạm gốc. Điều này cũng được xem là một tiến trình tấn công từ chối dịch vụ. Ảnh: Cơ chế gây nhiễu của máy phá sóng.
Các thành phần cơ bản của một thiết bị gây nhiễu bao gồm: Anten phát, mạch điện chính (gồm bộ dao động, mạch cộng hưởng, bộ phát tạp nhiễu, bộ khuếch đại công suất, nguồn cung cấp).
Về mặt kỹ thuật, thiết bị gây nhiễu có cấu tạo đơn giản. Đơn giản nhất là loại chỉ có một công tắc và một đèn hiển thị. Thiết bị phức tạp hơn có nhiều chuyển mạch để kích hoạt các trạng thái gây nhiễu ở nhiều tần số khác nhau.
Những thiết bị này sử dụng nguồn điện khá nhỏ, chỉ khoảng 12V. Thông thường, thiết bị sẽ hoạt động ngay khi được tiếp xúc với ổ cắm điện.
Thiết bị phá sóng được xem là loại thiết bị làm nguy hại, cản trở, gián đoạn đến hoạt động của các nghiệp vụ vô tuyến điện đang được phép khai thác.
Thiết bị phá sóng có xuất xứ từ Trung Quốc tiềm ẩn những hậu quả khôn lường khi chúng được dùng vào mục đích xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ của các mạng di động và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ.