Trạm cân điện tử là thiết bị giúp cho công tác kiểm soát tải trọng xe của nhiều quốc gia, dựa trên trọng lượng hàng hóa vận chuyển để thu thuế, cũng như theo dõi trọng lượng của một chiếc xe tải nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống đường bộ, phát hiện xe quá tải, xử phạt hành chính. Thông thường, các trạm cân xe tải được xây dựng trên hệ thống thép, bê tông hoặc có khi là sự kết hợp của cả hai. Hệ thống tải di động (load-cell system) là công nghệ phổ biến nhất được sử dụng. Mỗi tải (cell) bao gồm một vật liệu bền như thép hoặc bê tông cùng với một hoặc nhiều máy đo biến dạng (strain gauge) nhúng trong đó. Mỗi máy đo biến dạng sẽ có một dây truyền dòng điện nhẹ, và mỗi khi tải phải chịu trọng lượng, dây điện trong máy đo bị thay đổi hoặc nén hơi. Tín hiệu từ mỗi tải được gửi đến một hộp cáp (junction box), nơi chứa bộ cảm biến đo sai và tính toán trọng lượng cân. Có ít nhất ba phương pháp đo trọng lượng của một chiếc xe tải: Một trục (one- axle) là phương pháp cồng kềnh nhất, xe tải sẽ từ từ chạy qua đĩa cân đơn, dừng lại mỗi lần bánh xe chạm đĩa cân. Sau đó, tổng trọng lượng sẽ được tính lại. Phương pháp đo một cửa (one-stop) dùng nhiều đĩa cân để toàn bộ xe tải có thể được cân trong 1 lần duy nhất. Đĩa cân được kết nối với bộ điều khiển điện tử có thể tự động kết hợp trọng lượng các trục xe để có được trọng lượng. Phương pháp cân chuyển động (Weigh in motion - WIM) là phương pháp sử dụng một loạt các cảm biến nhúng để tính toán trọng lượng khi bánh xe tải đi qua cảm biến. Không giống như hai phương pháp trên, xe tải không cần đỗ dừng hoàn toàn trong khi cân. Có hai loại cân chính là cân kiểu nổi hoặc cân kiểu chìm. Cân kiểu nổi nằm hoàn toàn trên mặt đất nên việc bảo trì rất ít, vệ sinh dễ dàng nhanh chóng. Không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài, chi phí xây dựng móng cân điện tử thấp, nhưng nhược điểm chiếm nhiều diện tích làm đường dốc lên xuống. Cân kiểu chìm nằm chìm hoàn toàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân xe tải. Không ảnh hưởng đến mỹ quan, nhưng có chi phí xây dựng lớn, phải làm vệ sinh thường kỳ do rác bùn đất rơi xuống, phải bơm nước khi mưa xuống không nước ngập sẽ làm hỏng cảm biến của cân. Dễ bị chuột làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu của cân. Tại Bình Định, Việt Nam đang lưu hành thiết bị kiểm tra tải trọng gọi là “cân xách tay”, được đánh giá vô cùng hiệu quả, cũng là thiết bị kiểm tra tự động nhưng gọn nhẹ, cơ động hơn, chi phí đầu tư rất thấp, chỉ khoảng 100 triệu đồng/bộ. Ảnh: Đường bộ. Trên nhiều tỉnh thành khác, loại cân điện tử như trong hình đang dính hàng loạt những sự cố, hỏng hóc, sai số… chỉ sau một thời gian ngắn chính thức đưa vào hoạt động khiến dư luận không khỏi hoài nghi về chất lượng của công cụ kiểm soát tải trọng xe mà các tỉnh này đang sử dụng. Ảnh: Dân Việt. Trục trặc xảy ra tại các trạm cân trên địa bàn các tỉnh được nhận định cũng do điều kiện thời tiết xấu, gặp mưa lớn khiến trạm cân bị ảnh hưởng, hoạt động không ổn định. Thực tế, trong quá trình vận hành, gặp điều kiện thời tiết mưa ẩm, đường chưa kịp thoát nước thì các giắc cắm sẽ bị ảnh hưởng, gây nhiễu tín hiệu, cân sai số vượt quá quy định, hay nảy sinh bất cập về hệ thống điện. Ảnh: Lao động
Trạm cân điện tử là thiết bị giúp cho công tác kiểm soát tải trọng xe của nhiều quốc gia, dựa trên trọng lượng hàng hóa vận chuyển để thu thuế, cũng như theo dõi trọng lượng của một chiếc xe tải nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống đường bộ, phát hiện xe quá tải, xử phạt hành chính.
Thông thường, các trạm cân xe tải được xây dựng trên hệ thống thép, bê tông hoặc có khi là sự kết hợp của cả hai. Hệ thống tải di động (load-cell system) là công nghệ phổ biến nhất được sử dụng. Mỗi tải (cell) bao gồm một vật liệu bền như thép hoặc bê tông cùng với một hoặc nhiều máy đo biến dạng (strain gauge) nhúng trong đó.
Mỗi máy đo biến dạng sẽ có một dây truyền dòng điện nhẹ, và mỗi khi tải phải chịu trọng lượng, dây điện trong máy đo bị thay đổi hoặc nén hơi. Tín hiệu từ mỗi tải được gửi đến một hộp cáp (junction box), nơi chứa bộ cảm biến đo sai và tính toán trọng lượng cân.
Có ít nhất ba phương pháp đo trọng lượng của một chiếc xe tải: Một trục (one- axle) là phương pháp cồng kềnh nhất, xe tải sẽ từ từ chạy qua đĩa cân đơn, dừng lại mỗi lần bánh xe chạm đĩa cân. Sau đó, tổng trọng lượng sẽ được tính lại.
Phương pháp đo một cửa (one-stop) dùng nhiều đĩa cân để toàn bộ xe tải có thể được cân trong 1 lần duy nhất. Đĩa cân được kết nối với bộ điều khiển điện tử có thể tự động kết hợp trọng lượng các trục xe để có được trọng lượng.
Phương pháp cân chuyển động (Weigh in motion - WIM) là phương pháp sử dụng một loạt các cảm biến nhúng để tính toán trọng lượng khi bánh xe tải đi qua cảm biến. Không giống như hai phương pháp trên, xe tải không cần đỗ dừng hoàn toàn trong khi cân.
Có hai loại cân chính là cân kiểu nổi hoặc cân kiểu chìm. Cân kiểu nổi nằm hoàn toàn trên mặt đất nên việc bảo trì rất ít, vệ sinh dễ dàng nhanh chóng. Không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài, chi phí xây dựng móng cân điện tử thấp, nhưng nhược điểm chiếm nhiều diện tích làm đường dốc lên xuống.
Cân kiểu chìm nằm chìm hoàn toàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân xe tải. Không ảnh hưởng đến mỹ quan, nhưng có chi phí xây dựng lớn, phải làm vệ sinh thường kỳ do rác bùn đất rơi xuống, phải bơm nước khi mưa xuống không nước ngập sẽ làm hỏng cảm biến của cân. Dễ bị chuột làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu của cân.
Tại Bình Định, Việt Nam đang lưu hành thiết bị kiểm tra tải trọng gọi là “cân xách tay”, được đánh giá vô cùng hiệu quả, cũng là thiết bị kiểm tra tự động nhưng gọn nhẹ, cơ động hơn, chi phí đầu tư rất thấp, chỉ khoảng 100 triệu đồng/bộ. Ảnh: Đường bộ.
Trên nhiều tỉnh thành khác, loại cân điện tử như trong hình đang dính hàng loạt những sự cố, hỏng hóc, sai số… chỉ sau một thời gian ngắn chính thức đưa vào hoạt động khiến dư luận không khỏi hoài nghi về chất lượng của công cụ kiểm soát tải trọng xe mà các tỉnh này đang sử dụng. Ảnh: Dân Việt.
Trục trặc xảy ra tại các trạm cân trên địa bàn các tỉnh được nhận định cũng do điều kiện thời tiết xấu, gặp mưa lớn khiến trạm cân bị ảnh hưởng, hoạt động không ổn định. Thực tế, trong quá trình vận hành, gặp điều kiện thời tiết mưa ẩm, đường chưa kịp thoát nước thì các giắc cắm sẽ bị ảnh hưởng, gây nhiễu tín hiệu, cân sai số vượt quá quy định, hay nảy sinh bất cập về hệ thống điện. Ảnh: Lao động