Lướt web ẩn danh. Nhiều website lưu lại cookie của bạn để bán cho những tổ chức có nhu cầu, chẳng hạn những công ty nghiên cứu thị trường mà không có sự đồng ý của bạn. Bạn có thể ngăn không cho những website này lưu lại cookie và lịch sử duyệt web của mình bằng cách sử dụng tính năng lướt web ẩn danh được cung cấp trên hầu hết các trình duyệt hiện nay như Safari (từ 2.0), Mozilla Firefox (từ 3.1), Google Chrome (từ 1.0) và Internet Explorer (từ phiên bản 8). Ẩn địa chỉ IP. Từ địa chỉ IP của người dùng, một số website sẽ biết được những trang web khác mà họ truy cập. Để ngăn chặn việc này, hãy sử dụng các dịch vụ cung cấp tính năng proxy như HideMyAss hay Tor để truy cập Internet bằng một địa chỉ IP ảo, dấu đi thông tin về IP của mình. Tuy nhiên, hãy chú ý là ngay cả những web cung cấp proxy này cũng có những chính sách bảo mật yêu cầu truy cập dữ liệu của bạn. Khi gặp bất cứ dịch vụ nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Đăng xuất sau khi sử dụng. Một bài viết trên trang Business Insider cho biết Facebook có thể theo dõi hoạt động của những người dùng không đăng xuất khỏi tài khoản Facebook của họ. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang lướt web mà vẫn để mở một tab Facebook trên trình duyệt, những trang web có chứa nút “Like” sẽ có thể theo dõi và thu thập thông tin về các hoạt động của bạn, ngay cả khi bạn không nhấn nút Like trên trang đó. Do vậy, hãy đăng xuất sau khi dùng xong bất kỳ dịch vụ nào yêu cầu đăng nhập như Facebook, Twitter, Google… Google chính mình. Dùng Google để tìm kiếm… chính mình? Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng lại rất thực tế để hạn chế những thông tin bất lợi liên quan đến bạn. Không ai mất phí khi đưa thông tin lên mạng, và biết đâu một người xấu bụng nào đó có thể đăng những thông tin hay hình ảnh không hay về bạn. Biết những thông tin sớm chừng nào, bạn sẽ chủ động tìm cách ứng phó sớm chừng đó. Nếu không có thời gian để Google thường xuyên, bạn có thể sử dụng dịch vụ Google Alerts: khi có bất kỳ từ khóa nào liên quan đến bạn, chẳng hạn họ tên, địa chỉ email…, Google Alerts sẽ gửi một thông báo vào mail của bạn. Nắm chắc các chính sách bảo mật. Gần như mọi trang web đều có chính sách báo mật khi người dùng đăng ký sử dụng, cho biết trang web đó sẽ thu thập những thông tin gì của bạn và sẽ chia sẻ những thông tin đó cho những ai. Vì những chính sách này thường dài dòng và khô khan, chúng thường bị bỏ qua khi đăng ký. Thực tế chính sách bảo mật thường được đặt để quy định rõ giới hạn bảo vệ tính riêng tư của người dùng nhằm tránh phiền phức cho trang web nếu có khiếu nại. Do vậy hãy đọc kỹ những chính sách này, nhất là từ những trang mua bán trực tuyến, để nếu có những quy định nào bất lợi cho mình, hãy tránh xa trang web đó. Sử dụng StartPage thay vì Google. Dù bạn muốn hay không, Google vẫn luôn theo dõi những chuỗi tìm kiếm của bạn. Nếu thấy không yên tâm, hãy thử nghiệm trang web được mệnh danh là cỗ máy tìm kiếm bảo mật nhất thế giới - StartPage. Chỉ đóng vai trò trung gian giữa Google và bạn, Startpage có cách thức hoạt động giống như Google, chỉ khác là thông tin cá nhân, từ khóa tìm kiếm, địa chỉ IP… sẽ được giữ kín hoàn toàn. Hạn chế Check-In. Thường xuyên check-in khiến cho tính riêng tư của bạn luôn bị đặt trong vòng nguy hiểm. Các dịch vụ có thể xác định địa điểm như Facebook, Foursquare, RunKeeper… có thể tiết lộ vị trí và hoạt động của bạn vào một thời gian cụ thể trong ngày. Chẳng hạn nếu bạn đã check-in tại nhà, và sau đó đăng status trên Facebook khoe rằng gia đình bạn chuẩn bị đi nghỉ mát, thì nếu tôi là một tên trộm, tôi sẽ đi sắm đồ nghề để chuẩn bị đột nhập nhà bạn. Xóa thông tin về địa điểm trên ảnh. Một bức ảnh có thể nói lên nhiều điều: cảm xúc của tác giả, những ý nghĩa ẩn chứa… Tuy nhiên, với một hacker thì một bức ảnh còn có nhiều ý nghĩa hơn thế: ngày, tháng, các thiết lập, và thậm chí cả vị trí chụp ảnh. Do vậy một khi những hình ảnh này được đưa lên các mạng chia sẻ ảnh như Flickr, Photobucket, Facebook hay các trang blog cá nhân, những thông tin này sẽ bị lộ. Giải pháp là hãy tắt tính năng GPS hay các ứng dụng camera sử dụng GPS, hoặc sau khi chụp xong, hãy xóa bỏ toàn bộ thông tin về địa điểm khỏi ảnh trước khi đăng lên mạng. Cẩn trọng với các điểm phát Wi-Fi. Nếu không có lý do gì đặc biệt thì bạn nên hạn chế sử dụng Internet tại các điểm phát Wi-Fi miễn phí như quán café, khách sạn, thư viện... vì đã là miễn phí thì ai cũng có thể truy cập và lấy được những dữ liệu mà bạn đưa lên mạng như mật khẩu, email hay tài khoản ngân hàng. Tệ hơn, nếu bạn sử dụng cùng một mật khẩu cho các tài khoản trên mạng của mình, thì chỉ cần biết một mật khẩu là có thể truy toàn bộ các tài khoản mà bạn có.
Lướt web ẩn danh. Nhiều website lưu lại cookie của bạn để bán cho những tổ chức có nhu cầu, chẳng hạn những công ty nghiên cứu thị trường mà không có sự đồng ý của bạn. Bạn có thể ngăn không cho những website này lưu lại cookie và lịch sử duyệt web của mình bằng cách sử dụng tính năng lướt web ẩn danh được cung cấp trên hầu hết các trình duyệt hiện nay như Safari (từ 2.0), Mozilla Firefox (từ 3.1), Google Chrome (từ 1.0) và Internet Explorer (từ phiên bản 8).
Ẩn địa chỉ IP. Từ địa chỉ IP của người dùng, một số website sẽ biết được những trang web khác mà họ truy cập. Để ngăn chặn việc này, hãy sử dụng các dịch vụ cung cấp tính năng proxy như HideMyAss hay Tor để truy cập Internet bằng một địa chỉ IP ảo, dấu đi thông tin về IP của mình. Tuy nhiên, hãy chú ý là ngay cả những web cung cấp proxy này cũng có những chính sách bảo mật yêu cầu truy cập dữ liệu của bạn. Khi gặp bất cứ dịch vụ nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Đăng xuất sau khi sử dụng. Một bài viết trên trang Business Insider cho biết Facebook có thể theo dõi hoạt động của những người dùng không đăng xuất khỏi tài khoản Facebook của họ. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang lướt web mà vẫn để mở một tab Facebook trên trình duyệt, những trang web có chứa nút “Like” sẽ có thể theo dõi và thu thập thông tin về các hoạt động của bạn, ngay cả khi bạn không nhấn nút Like trên trang đó. Do vậy, hãy đăng xuất sau khi dùng xong bất kỳ dịch vụ nào yêu cầu đăng nhập như Facebook, Twitter, Google…
Google chính mình. Dùng Google để tìm kiếm… chính mình? Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng lại rất thực tế để hạn chế những thông tin bất lợi liên quan đến bạn. Không ai mất phí khi đưa thông tin lên mạng, và biết đâu một người xấu bụng nào đó có thể đăng những thông tin hay hình ảnh không hay về bạn. Biết những thông tin sớm chừng nào, bạn sẽ chủ động tìm cách ứng phó sớm chừng đó. Nếu không có thời gian để Google thường xuyên, bạn có thể sử dụng dịch vụ Google Alerts: khi có bất kỳ từ khóa nào liên quan đến bạn, chẳng hạn họ tên, địa chỉ email…, Google Alerts sẽ gửi một thông báo vào mail của bạn.
Nắm chắc các chính sách bảo mật. Gần như mọi trang web đều có chính sách báo mật khi người dùng đăng ký sử dụng, cho biết trang web đó sẽ thu thập những thông tin gì của bạn và sẽ chia sẻ những thông tin đó cho những ai. Vì những chính sách này thường dài dòng và khô khan, chúng thường bị bỏ qua khi đăng ký. Thực tế chính sách bảo mật thường được đặt để quy định rõ giới hạn bảo vệ tính riêng tư của người dùng nhằm tránh phiền phức cho trang web nếu có khiếu nại. Do vậy hãy đọc kỹ những chính sách này, nhất là từ những trang mua bán trực tuyến, để nếu có những quy định nào bất lợi cho mình, hãy tránh xa trang web đó.
Sử dụng StartPage thay vì Google. Dù bạn muốn hay không, Google vẫn luôn theo dõi những chuỗi tìm kiếm của bạn. Nếu thấy không yên tâm, hãy thử nghiệm trang web được mệnh danh là cỗ máy tìm kiếm bảo mật nhất thế giới - StartPage. Chỉ đóng vai trò trung gian giữa Google và bạn, Startpage có cách thức hoạt động giống như Google, chỉ khác là thông tin cá nhân, từ khóa tìm kiếm, địa chỉ IP… sẽ được giữ kín hoàn toàn.
Hạn chế Check-In. Thường xuyên check-in khiến cho tính riêng tư của bạn luôn bị đặt trong vòng nguy hiểm. Các dịch vụ có thể xác định địa điểm như Facebook, Foursquare, RunKeeper… có thể tiết lộ vị trí và hoạt động của bạn vào một thời gian cụ thể trong ngày. Chẳng hạn nếu bạn đã check-in tại nhà, và sau đó đăng status trên Facebook khoe rằng gia đình bạn chuẩn bị đi nghỉ mát, thì nếu tôi là một tên trộm, tôi sẽ đi sắm đồ nghề để chuẩn bị đột nhập nhà bạn.
Xóa thông tin về địa điểm trên ảnh. Một bức ảnh có thể nói lên nhiều điều: cảm xúc của tác giả, những ý nghĩa ẩn chứa… Tuy nhiên, với một hacker thì một bức ảnh còn có nhiều ý nghĩa hơn thế: ngày, tháng, các thiết lập, và thậm chí cả vị trí chụp ảnh. Do vậy một khi những hình ảnh này được đưa lên các mạng chia sẻ ảnh như Flickr, Photobucket, Facebook hay các trang blog cá nhân, những thông tin này sẽ bị lộ. Giải pháp là hãy tắt tính năng GPS hay các ứng dụng camera sử dụng GPS, hoặc sau khi chụp xong, hãy xóa bỏ toàn bộ thông tin về địa điểm khỏi ảnh trước khi đăng lên mạng.
Cẩn trọng với các điểm phát Wi-Fi. Nếu không có lý do gì đặc biệt thì bạn nên hạn chế sử dụng Internet tại các điểm phát Wi-Fi miễn phí như quán café, khách sạn, thư viện... vì đã là miễn phí thì ai cũng có thể truy cập và lấy được những dữ liệu mà bạn đưa lên mạng như mật khẩu, email hay tài khoản ngân hàng. Tệ hơn, nếu bạn sử dụng cùng một mật khẩu cho các tài khoản trên mạng của mình, thì chỉ cần biết một mật khẩu là có thể truy toàn bộ các tài khoản mà bạn có.