Bạn có thể "thay áo" cho điện thoại đời cũ cả mặt trước, mặt sau. Tuy nhiên, điều này là không thể với smartphone, vì bạn chỉ tháo lắp và thay đổi được mặt sau của điện thoại. Với những ai yêu thích sự đổi mới, có lẽ đây là một trong những lý do họ không chạy theo smartphone.Thời lượng pin "trâu bò" là điểm yêu thích nhất của điện thoại đời cũ. Bạn "xài" máy cả ngày mà không lo pin hao, nhanh sụt như điện thoại thông minh. Điện thoại cũ thường là ưu tiên hoặc bản "sơ cua" cho những ai thường xuyên phải gọi điện công việc hoặc di chuyển (leo núi, đi phượt).Hãy thử nghĩ, nếu điện thoại của bạn bị rơi vào nước, thay vì phải đến cửa hàng sửa chữa, việc tháo pin, lắp lại điện thoại cũ cực kỳ dễ dàng.Nói về độ bền, smartphone không phải là đối thủ của các dòng điện thoại cũ. Không ít thiết bị (Nokia 3310, Land Rover S3...) được mệnh danh là "cục gạch", phần vì chúng rất khó bị phá hủy, hỏng hóc khi va đập hoặc bị rơi từ trên cao xuống.Nếu như iPhone 6 plus, HTC one, Lumia 1020 có thể bị biến dạng khi chịu tác động của một lực nhất định, điều này là không thể với điện thoại "cục gạch".Bắt sóng điện thoại khỏe là tiêu chí nhiều người chọn dùng điện thoại đời cũ. Ngoài ra, với màn hình đơn sắc, bạn có thể đọc tin nhắn, danh bạ trên điện thoại cũ dưới ánh sáng mặt trời mà không cần nheo mắt. Một số dòng smartphone có trang bị công nghệ chống lóa màn hình, nhưng đi kèm với máy là mức giá cao hơn thông thường.Bên cạnh đó, các dòng smartphone màn hình lớn không để gọn trong túi quần của bạn, điều này lại rất dễ với điện thoại đời cũ.Hơn nữa, so về mức giá, smartphone sẽ "ngốn" tiền hơn rất nhiều. Tuy vậy, những so sánh trên chỉ là tương đối, điều quan trọng là bạn chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh sử dụng và tài chính tiết kiệm.
Bạn có thể "thay áo" cho điện thoại đời cũ cả mặt trước, mặt sau. Tuy nhiên, điều này là không thể với smartphone, vì bạn chỉ tháo lắp và thay đổi được mặt sau của điện thoại. Với những ai yêu thích sự đổi mới, có lẽ đây là một trong những lý do họ không chạy theo smartphone.
Thời lượng pin "trâu bò" là điểm yêu thích nhất của điện thoại đời cũ. Bạn "xài" máy cả ngày mà không lo pin hao, nhanh sụt như điện thoại thông minh. Điện thoại cũ thường là ưu tiên hoặc bản "sơ cua" cho những ai thường xuyên phải gọi điện công việc hoặc di chuyển (leo núi, đi phượt).
Hãy thử nghĩ, nếu điện thoại của bạn bị rơi vào nước, thay vì phải đến cửa hàng sửa chữa, việc tháo pin, lắp lại điện thoại cũ cực kỳ dễ dàng.
Nói về độ bền, smartphone không phải là đối thủ của các dòng điện thoại cũ. Không ít thiết bị (Nokia 3310, Land Rover S3...) được mệnh danh là "cục gạch", phần vì chúng rất khó bị phá hủy, hỏng hóc khi va đập hoặc bị rơi từ trên cao xuống.
Nếu như iPhone 6 plus, HTC one, Lumia 1020 có thể bị biến dạng khi chịu tác động của một lực nhất định, điều này là không thể với điện thoại "cục gạch".
Bắt sóng điện thoại khỏe là tiêu chí nhiều người chọn dùng điện thoại đời cũ.
Ngoài ra, với màn hình đơn sắc, bạn có thể đọc tin nhắn, danh bạ trên điện thoại cũ dưới ánh sáng mặt trời mà không cần nheo mắt. Một số dòng smartphone có trang bị công nghệ chống lóa màn hình, nhưng đi kèm với máy là mức giá cao hơn thông thường.
Bên cạnh đó, các dòng smartphone màn hình lớn không để gọn trong túi quần của bạn, điều này lại rất dễ với điện thoại đời cũ.
Hơn nữa, so về mức giá, smartphone sẽ "ngốn" tiền hơn rất nhiều. Tuy vậy, những so sánh trên chỉ là tương đối, điều quan trọng là bạn chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh sử dụng và tài chính tiết kiệm.