Theo các nhà sản xuất, cả hai công nghệ lọc nước này đều có khả năng loại bỏ vi sinh, các chất bẩn, nước có thể uống trực tiếp ngay sau khi lọc. Tuy nhiên hai sản phẩm này cũng nhiều "yêu cầu cao" và chú ý khi sử dụng. 1. Nguồn nước nào phù hợp?
Vì tiện lợi và phổ biến nên nhiều người tiêu dùng không quan tâm máy Ro khá “kén nước”, chỉ thực sự hiệu quả khi nước đã qua xử lý (nước máy). Nếu lọc nước mưa, Ro sẽ làm tăng lượng axit, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Công nghệ lọc Nano phù hợp với nhiều nguồn nước hơn tuy nhiên với nhiều cặn vôi trong nước, máy không hiệu quả. Ngoài ra Nano không thể làm mất vị mặn của nước nhiễm lợ, nhiễm mặn. 2. Hiệu quả lọc nước
Máy lọc Ro khiến nhiều người cảm thấy "tiếc của" vì lọc được 1 lít nước sạch sẽ mất khoảng 3 lít nước thải ra, sự cố về nước sẽ tăng lên khi máy cũ dần. Hiệu quả thời gian, tốc độ lọc nhanh hay chậm tùy thuộc vào nguồn cung cấp nước ổn định, áp lực đủ để dòng chảy lưu thông. Ngoài ra việc làm sạch, thay mới lõi Ro theo quy định của nhà sản xuất ( khoảng 6 tháng/1 lần) cũng góp phần giúp thiết bị hoạt động tốt. Dòng Nano khắc phục được nhược điểm tốn nước vì không cần bình chứa nước lọc, không có nước thải ra ngoài. Người dùng cần vệ sinh cốc lọc để loại bỏ cặn lắng, đảm bảo diệt khuẩn đúng cách (thay lõi lọc 2 năm/1 lần). Ngoài ra máy Nano nối trực tiếp với vòi nước gia đình, dùng áp lực do nguồn nước trên cao tạo ra để chảy vào bình, tiết kiệm điện năng hơn Ro (máy bơm phải chạy liên tục để đẩy nước). Vì thế nên lắp lọc nước Nano ở những nơi có nguồn nước ổn định.3. Chất lượng nước sau lọc
Máy lọc Ro sẽ cho ra nước tinh khiết, đồng thời cũng loại bỏ hoàn toàn khoáng chất có trong nước (nếu sử dụng nước này lâu sẽ không có lợi cho sức khỏe). Nano giữ được khoáng chất nhưng không thể lọc được nước tinh khiết. Vì thế nếu lắp máy lọc nước cho gia đình để ăn uống trực tiếp thì không nên lắp máy lọc nước Ro 5 cấp bởi máy chỉ cho ra nước tinh khiết, không hỗ trợ được quá trình trao đổi chất của cơ thể người dùng. Nếu nguồn nước máy ổn định, xử lý tốt nên dùng máy lọc Nano tiết kiệm điện, giữ được vi lượng khoáng cho cơ thể. Nước giếng khoan chưa qua xử lý không nên chọn máy Nano lọc trực tiếp, nên dùng Ro sẽ hiệu quả.4. Tiết kiệm chi phí
Hai dòng sản phẩm này đều có cách “ngốn” tiền của người dùng . Máy lọc Nano cho xử lý các nguồn ngước nhiễm mặn, nguồn nước ô nhiễm thì chi phí cao hơn so với Ro. Ngược lại Ro thường xảy ra sự cố chập, hỏng, tiêu hao điện từ các thiết bị máy bơm, adaptor kèm theo máy.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều máy lọc nước Ro và Nano, khi chọn mua máy lọc nước cho gia đình, người dùng nên xem xét các yếu tố trên, chú ý về nguồn nước đầu vào và áp lực nước để chọn thiết bị hiệu quả.Ngoài ra cũng cần chú ý về lượng nước yêu cầu để chọn loại lọc, vị trí lắp đặt sao cho tiết kiệm diện tích, giữ được thẩm mỹ cho căn phòng.
Theo các nhà sản xuất, cả hai công nghệ lọc nước này đều có khả năng loại bỏ vi sinh, các chất bẩn, nước có thể uống trực tiếp ngay sau khi lọc. Tuy nhiên hai sản phẩm này cũng nhiều "yêu cầu cao" và chú ý khi sử dụng.
1. Nguồn nước nào phù hợp?
Vì tiện lợi và phổ biến nên nhiều người tiêu dùng không quan tâm máy Ro khá “kén nước”, chỉ thực sự hiệu quả khi nước đã qua xử lý (nước máy). Nếu lọc nước mưa, Ro sẽ làm tăng lượng axit, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Công nghệ lọc Nano phù hợp với nhiều nguồn nước hơn tuy nhiên với nhiều cặn vôi trong nước, máy không hiệu quả. Ngoài ra Nano không thể làm mất vị mặn của nước nhiễm lợ, nhiễm mặn.
2. Hiệu quả lọc nước
Máy lọc Ro khiến nhiều người cảm thấy "tiếc của" vì lọc được 1 lít nước sạch sẽ mất khoảng 3 lít nước thải ra, sự cố về nước sẽ tăng lên khi máy cũ dần.
Hiệu quả thời gian, tốc độ lọc nhanh hay chậm tùy thuộc vào nguồn cung cấp nước ổn định, áp lực đủ để dòng chảy lưu thông. Ngoài ra việc làm sạch, thay mới lõi Ro theo quy định của nhà sản xuất ( khoảng 6 tháng/1 lần) cũng góp phần giúp thiết bị hoạt động tốt.
Dòng Nano khắc phục được nhược điểm tốn nước vì không cần bình chứa nước lọc, không có nước thải ra ngoài. Người dùng cần vệ sinh cốc lọc để loại bỏ cặn lắng, đảm bảo diệt khuẩn đúng cách (thay lõi lọc 2 năm/1 lần).
Ngoài ra máy Nano nối trực tiếp với vòi nước gia đình, dùng áp lực do nguồn nước trên cao tạo ra để chảy vào bình, tiết kiệm điện năng hơn Ro (máy bơm phải chạy liên tục để đẩy nước). Vì thế nên lắp lọc nước Nano ở những nơi có nguồn nước ổn định.
3. Chất lượng nước sau lọc
Máy lọc Ro sẽ cho ra nước tinh khiết, đồng thời cũng loại bỏ hoàn toàn khoáng chất có trong nước (nếu sử dụng nước này lâu sẽ không có lợi cho sức khỏe). Nano giữ được khoáng chất nhưng không thể lọc được nước tinh khiết.
Vì thế nếu lắp máy lọc nước cho gia đình để ăn uống trực tiếp thì không nên lắp máy lọc nước Ro 5 cấp bởi máy chỉ cho ra nước tinh khiết, không hỗ trợ được quá trình trao đổi chất của cơ thể người dùng.
Nếu nguồn nước máy ổn định, xử lý tốt nên dùng máy lọc Nano tiết kiệm điện, giữ được vi lượng khoáng cho cơ thể. Nước giếng khoan chưa qua xử lý không nên chọn máy Nano lọc trực tiếp, nên dùng Ro sẽ hiệu quả.
4. Tiết kiệm chi phí
Hai dòng sản phẩm này đều có cách “ngốn” tiền của người dùng . Máy lọc Nano cho xử lý các nguồn ngước nhiễm mặn, nguồn nước ô nhiễm thì chi phí cao hơn so với Ro. Ngược lại Ro thường xảy ra sự cố chập, hỏng, tiêu hao điện từ các thiết bị máy bơm, adaptor kèm theo máy.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều máy lọc nước Ro và Nano, khi chọn mua máy lọc nước cho gia đình, người dùng nên xem xét các yếu tố trên, chú ý về nguồn nước đầu vào và áp lực nước để chọn thiết bị hiệu quả.
Ngoài ra cũng cần chú ý về lượng nước yêu cầu để chọn loại lọc, vị trí lắp đặt sao cho tiết kiệm diện tích, giữ được thẩm mỹ cho căn phòng.