Basel Action Network, một tổ chức phi lợi nhuận, đã lên tiếng trước tình trạng các công ty Hoa Kỳ tuồn rác điện tử đi nhiều nước trên thế giới. Dưới đây là quá trình một chiếc máy tính cũ từ nhà tới nơi xử lý.Rác thải điện tử như máy tính cũ, màn hình, laptop, điện thoại thông minh, bàn phím... khi hết hạn sử dụng sẽ bị vứt bỏ. Ngay cả khi mọi người mang máy tính tới trung tâm tái chế để xử lý, chúng có thể phải đi đường vòng “gây nguy hiểm” để đến khu vực xử lý cách xa hàng nghìn dặm. Các công ty tái chế tai Hoa Kỳ không bắt buộc có trách nhiệm xử lý rác điện tử, thay vào đó họ sẽ xuất khẩu chúng tới các bãi rác trên toàn thế giới.Chủ sở hữu có thể mang chúng tới một công ty tái chế đồ điện tử. Trong hình, một phụ nữ đưa bộ case máy tính cũ đến khu tái chế Interconnection ở Seattle, Mỹ.Basel Action Network, tổ chức đấu tranh để hạn chế tình trạng xuất khẩu chất thải độc hại, đã quyết định theo dõi quá trình xử lý một món đồ công nghệ cũ từ khi được đưa xuống xe.Họ gắn thiết bị theo dõi GPS chạy bằng pin vào màn hình và máy tính cũ.Sau đó, họ mang chúng tới một số cơ sở xử lý rác điện tử trên khắp nước Mỹ.Jim Puckett, người đứng đầu Basel Action Network, đang theo dõi hành trình của bộ phần cứng máy tính.Basel Action Network thấy rằng, khi người dân đưa các thiết bị cũ tới khu tái chế, chúng thường sẽ được xuất khẩu tới nhiều nơi khác trên thế giới. Tổ chức này đã phối hợp với MIT để tạo ra một bản đồ mô tả trực quan về những nơi đồ điện tử được đưa tới.Chiếc màn hình cũ có gắn thiết bị định vị đã “du hành” từ thành phố Wapakoneta, Ohio tới Hong Kong, nơi các công nhân sẽ xử lý trong môi trường làm việc vô cùng độc hại.Các nước tham gia Công ước Basel về xuất khẩu đồ điện tử cũ phải xin giấy phép của nước tiếp nhận. Hoa Kỳ không phê chuẩn công ước này nên có thể mang “rác thải” ra nước ngoài mà không ảnh hưởng tới công việc kinh doanh.Đây là một bãi phế liệu tại vùng nông thôn ở Hong Kong.Người lao động tháo các chi tiết ra với hy vọng có thể bán lại. Điều kiện làm việc rất thiếu an toàn.Basel Action Network xác nhận trong hình là máy in cũ bị tháo rời. Chất được tìm thấy trong mực máy in có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.Đây là những ống màu trắng từ màn hình LCD. Chúng chứa thủy ngân, chất rất độc đối với cơ thể con ngườiDù phải tiếp xúc với các chất độc hại, nhưng công nhân tại đây không được trang bị đồ bảo hộ lao động.
Basel Action Network, một tổ chức phi lợi nhuận, đã lên tiếng trước tình trạng các công ty Hoa Kỳ tuồn rác điện tử đi nhiều nước trên thế giới. Dưới đây là quá trình một chiếc máy tính cũ từ nhà tới nơi xử lý.
Rác thải điện tử như máy tính cũ, màn hình, laptop, điện thoại thông minh, bàn phím... khi hết hạn sử dụng sẽ bị vứt bỏ. Ngay cả khi mọi người mang máy tính tới trung tâm tái chế để xử lý, chúng có thể phải đi đường vòng “gây nguy hiểm” để đến khu vực xử lý cách xa hàng nghìn dặm. Các công ty tái chế tai Hoa Kỳ không bắt buộc có trách nhiệm xử lý rác điện tử, thay vào đó họ sẽ xuất khẩu chúng tới các bãi rác trên toàn thế giới.
Chủ sở hữu có thể mang chúng tới một công ty tái chế đồ điện tử. Trong hình, một phụ nữ đưa bộ case máy tính cũ đến khu tái chế Interconnection ở Seattle, Mỹ.
Basel Action Network, tổ chức đấu tranh để hạn chế tình trạng xuất khẩu chất thải độc hại, đã quyết định theo dõi quá trình xử lý một món đồ công nghệ cũ từ khi được đưa xuống xe.
Họ gắn thiết bị theo dõi GPS chạy bằng pin vào màn hình và máy tính cũ.
Sau đó, họ mang chúng tới một số cơ sở xử lý rác điện tử trên khắp nước Mỹ.
Jim Puckett, người đứng đầu Basel Action Network, đang theo dõi hành trình của bộ phần cứng máy tính.
Basel Action Network thấy rằng, khi người dân đưa các thiết bị cũ tới khu tái chế, chúng thường sẽ được xuất khẩu tới nhiều nơi khác trên thế giới. Tổ chức này đã phối hợp với MIT để tạo ra một bản đồ mô tả trực quan về những nơi đồ điện tử được đưa tới.
Chiếc màn hình cũ có gắn thiết bị định vị đã “du hành” từ thành phố Wapakoneta, Ohio tới Hong Kong, nơi các công nhân sẽ xử lý trong môi trường làm việc vô cùng độc hại.
Các nước tham gia Công ước Basel về xuất khẩu đồ điện tử cũ phải xin giấy phép của nước tiếp nhận. Hoa Kỳ không phê chuẩn công ước này nên có thể mang “rác thải” ra nước ngoài mà không ảnh hưởng tới công việc kinh doanh.
Đây là một bãi phế liệu tại vùng nông thôn ở Hong Kong.
Người lao động tháo các chi tiết ra với hy vọng có thể bán lại. Điều kiện làm việc rất thiếu an toàn.
Basel Action Network xác nhận trong hình là máy in cũ bị tháo rời. Chất được tìm thấy trong mực máy in có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Đây là những ống màu trắng từ màn hình LCD. Chúng chứa thủy ngân, chất rất độc đối với cơ thể con người
Dù phải tiếp xúc với các chất độc hại, nhưng công nhân tại đây không được trang bị đồ bảo hộ lao động.