Một video mới được Studio quan sát khoa học thuộc Trung tâm bay vũ trụ Goddard, NASA đưa ra đã giải thích cách thức Tàu trinh thám Mặt trăng (LRO) thu thập thông tin tại những miệng núi lửa lạnh và tối nhất trên Mặt trăng.
Trái đất nghiêng một góc 23,4 độ so với trục thẳng đứng. Điều này đồng nghĩa với việc ánh sáng Mặt trời có thể vươn tới mọi ngóc ngách trên Trái đất, thậm chí là ở 2 vùng cực. Trong khi đó, Mặt trăng lại chỉ nghiêng 1,6 độ, gần như vuông góc với ánh sáng Mặt trời. Điều này cho thấy có một số địa điểm gần cực của Mặt trăng sẽ không bao giờ được đón ánh Mặt trời trong hơn 2 tỉ năm.
Điều gì khiến các nhà khoa học có hứng thú với những khu vực “luôn trong bóng tối” của Mặt trăng? Bởi các nhà khoa học tin rằng nơi đó có thể có chứa những thứ dễ bốc hơi và thoát vào không gian như nước. Thực tế, LRO, cùng với những tàu thám hiểm Mặt trăng khác từ Nhật và Ấn Độ, giúp khẳng định sự tồn tại của nước đóng băng trên Mặt trăng.
Tháng 10/2009, LRO đã phát hiện ra nước đóng băng trong khi “người chị“ của mình, Vệ tinh quan sát miệng núi lửa trên Mặt trăng lại đâm vào một miếng núi lửa luôn luôn trong bóng tối gần cực nam của Mặt trăng.
|
Mặt chiếu màu phần bên trong miệng núi lửa Shackleton, một khu vực luôn chìm trong bóng tối ở Mặt trăng. |
LRO được phóng lên vũ trụ vào tháng 6/2009. Tàu thăm dò vũ trụ 504 triệu USD này được trang bị rất nhiều thiết bị, bao gồm máy đo đạc laser, để tạo ra những bản đồ địa hình chi tiết nhất của bề mặt Mặt trăng tại những khu vực tối nhất. Tàu này cũng được trang bị dụng cụ đo đạc nhiệt độ và khả năng thẩm thấu notron tại những khu vực tối nhất trên Mặt trăng.
Khi ánh nắng Mặt trời không thể “với tới”, thiết bị thuộc Dự án vẽ tia Lyman thuộc LRO có thể phát hiện được những tia sáng yếu ớt mà những ngôi sao khác chiếu tới miệng núi lửa này.
Cùng xem một đoạn clip về hình ảnh của những miệng núi lửa "luôn trong bóng tối" trên Mặt trăng:
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: