Sau một tuần lên ý tưởng và thực hiện, nhóm sinh viên K62 của Viện Kỹ thuật Hóa học gồm: Phạm Đình Giỏi, Nguyễn Thị Hương Hảo và Kiều Thị Thùy Linh, cùng với sự cố vấn của PGS. Vũ Đình Tiến đã nghiên cứu thiết kế thành công áo chống nóng đầy đủ tiêu chí để đưa vào sử dụng.Chiếc áo chống nóng được thiết kế theo nguyên lý tuần hoàn nước lạnh, gồm 4 lớp trong đó một lớp là ống mềm để làm mát.Nước trong ống mềm đi qua một bình đựng đá đặt trong balo dây rút đeo phía sau lưng. Chiếc bình này kèm một chiếc bơm, sau khi nước được làm mát, bơm sẽ đẩy nước vào hệ thống ống mềm trong áo.Nước sau đó lại được đẩy trở lại bình đựng đá, tuần hoàn liên tục như vậy giúp làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ làm mát bằng cách điều chỉnh bơm.Quá trình thử nghiệm cho thấy, chỉ cần bỏ vào bình đựng đá khoảng 300 gram đá cùng 300 - 400 ml nước, duy trì nhiệt độ làm mát 26 - 27 độ C - mức cơ thể có thể thích nghi và không bị sốc nhiệt, áo có thể giúp làm mát trong 2 đến 4 tiếng.Chiếc áo sử dụng nguồn pin sạc dự phòng của điện thoại để làm bơm hoạt động, nên có thể làm việc trên 8 tiếng.Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung "chất làm mát" trong quá trình sử dụng bằng cách thêm đá hoặc nước đá vào chiếc bình đựng trong ba lô đi kèm mà không cần cởi áo.Các y bác sĩ mặc áo làm mát bên trong, sau đó mặc áo bảo hộ bên ngoài rồi đeo balo. Cục sạc của áo được để trong ngăn riêng, tách biệt với bình đá nên đảm bảo an toàn.Không chỉ phục vụ cho “trận chiến chống dịch”, áo làm mát tuần hoàn nước lạnh còn phù hợp với những người làm việc trong môi trường nóng bức hoặc những người thường xuyên di chuyển ngoài trời.Áo làm mát không phải một sản phẩm xa lạ đối với người dân trên thế giới. Tuy nhiên, chiếc áo này thường có giá thành khá cao và phải nhập khẩu từ nước ngoài.Chiếc áo làm mát này có giá chỉ bằng 1/4 so với với thị trường, trọng lượng khoảng 1kg. Hiện tại, nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn đang cố gắng cải tiến sản phẩm sao cho tiện lợi hơn.Nhóm nghiên cứu mong muốn, làm lại balo đựng bình nước sao cho nhỏ gọn hay giảm thiểu tối đa số lần bổ sung nước đá của người sử dụng trong quá trình làm việc.Mời các bạn xem video: Lại thêm một phát minh tuyệt vời của người Nhật Bản. Nguồn: Yan News
Sau một tuần lên ý tưởng và thực hiện, nhóm sinh viên K62 của Viện Kỹ thuật Hóa học gồm: Phạm Đình Giỏi, Nguyễn Thị Hương Hảo và Kiều Thị Thùy Linh, cùng với sự cố vấn của PGS. Vũ Đình Tiến đã nghiên cứu thiết kế thành công áo chống nóng đầy đủ tiêu chí để đưa vào sử dụng.
Chiếc áo chống nóng được thiết kế theo nguyên lý tuần hoàn nước lạnh, gồm 4 lớp trong đó một lớp là ống mềm để làm mát.
Nước trong ống mềm đi qua một bình đựng đá đặt trong balo dây rút đeo phía sau lưng. Chiếc bình này kèm một chiếc bơm, sau khi nước được làm mát, bơm sẽ đẩy nước vào hệ thống ống mềm trong áo.
Nước sau đó lại được đẩy trở lại bình đựng đá, tuần hoàn liên tục như vậy giúp làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ làm mát bằng cách điều chỉnh bơm.
Quá trình thử nghiệm cho thấy, chỉ cần bỏ vào bình đựng đá khoảng 300 gram đá cùng 300 - 400 ml nước, duy trì nhiệt độ làm mát 26 - 27 độ C - mức cơ thể có thể thích nghi và không bị sốc nhiệt, áo có thể giúp làm mát trong 2 đến 4 tiếng.
Chiếc áo sử dụng nguồn pin sạc dự phòng của điện thoại để làm bơm hoạt động, nên có thể làm việc trên 8 tiếng.
Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung "chất làm mát" trong quá trình sử dụng bằng cách thêm đá hoặc nước đá vào chiếc bình đựng trong ba lô đi kèm mà không cần cởi áo.
Các y bác sĩ mặc áo làm mát bên trong, sau đó mặc áo bảo hộ bên ngoài rồi đeo balo. Cục sạc của áo được để trong ngăn riêng, tách biệt với bình đá nên đảm bảo an toàn.
Không chỉ phục vụ cho “trận chiến chống dịch”, áo làm mát tuần hoàn nước lạnh còn phù hợp với những người làm việc trong môi trường nóng bức hoặc những người thường xuyên di chuyển ngoài trời.
Áo làm mát không phải một sản phẩm xa lạ đối với người dân trên thế giới. Tuy nhiên, chiếc áo này thường có giá thành khá cao và phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Chiếc áo làm mát này có giá chỉ bằng 1/4 so với với thị trường, trọng lượng khoảng 1kg. Hiện tại, nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn đang cố gắng cải tiến sản phẩm sao cho tiện lợi hơn.
Nhóm nghiên cứu mong muốn, làm lại balo đựng bình nước sao cho nhỏ gọn hay giảm thiểu tối đa số lần bổ sung nước đá của người sử dụng trong quá trình làm việc.