Dùng những điểm truy cập miễn phí. Những điểm truy cập này dường như có mặt khắp nơi. Tuy nhiên, rất nhiều trong số này không đáng tin cậy vì cách cấu hình của nó khiến thông tin đăng nhập từ email cho đến những tài khoản nhạy cảm đều có thể bị những kẻ bẻ khóa đánh cắp bằng những “bộ đánh hơi” (sniffers) - phần mềm đánh cắp bất kỳ thông tin nào bạn gửi qua kết nối này. Cách phòng chống những kẻ rình rập đánh cắp dạng này là dùng mạng riêng ảo (VPN - virtual private network). Mạng VPN bảo vệ dữ liệu riêng tư bằng cách mã hóa những gì bạn gửi qua đó.
Giao dịch ngân hàng trực tuyến. Có thể bạn nghĩ rằng không còn ai cần đến những cảnh báo không nên giao dịch ngân hàng trực tuyến qua mạng Wi-Fi miễn phí. Tuy nhiên, hãng bảo mật Kaspersky Lab cho biết đã có hơn 100 ngân hàng trên toàn cầu bị mất 900 triệu USD vì những tên bẻ khóa trên không gian này. Điều đó có nghĩa là dường như còn rất nhiều người vẫn giao dịch trên đó. Nếu bạn muốn dùng Wi-Fi miễn phí trong quán cà phê thì nên biết rằng một ai đó trong quán có bộ định tuyến (router) cũng có thể dễ dàng thiết lập một mạng công cộng có tên mạng có vẻ giống như tên mạng Wi-Fi của quán.
Mở thường trực Wi-Fi. Nếu tính năng Wi-Fi trên điện thoại của bạn cho phép tự động kích hoạt thì bạn có nguy cơ kết nối vào mạng không an toàn mà chẳng hề biết chút gì. Hãy dùng tính năng kết nối Wi-Fi theo địa điểm nếu điện thoại của bạn hỗ trợ. Nó sẽ tắt kết nối Wi-Fi khi bạn ra khỏi phạm vi phủ sóng của mạng này và sẽ mở trở lại khi bạn quay lại trong phạm vi phủ sóng.
Không dùng tường lửa. Tường lửa (firewall) là vòng bảo vệ đầu tiên chống lại những kẻ xâm nhập với ý đồ xấu. Nó là phương tiện cho phép dòng dữ liệu đi qua máy tính nối mạng của bạn và chặn những kẻ bẻ khóa và mã độc hại. Bạn chỉ nên tắt tường lửa khi phần mềm chống virus của mình có tường lửa riêng.
Duyệt website không được mã hóa. Điều đáng buồn là có đến 55% trong số 1 triệu “site” hàng đầu trên web không hỗ trợ mã hóa. Website không mã hóa cho phép những kẻ xâm nhập rình mò xem được tất cả dữ liệu truyền đi. Trình duyệt của bạn sẽ chỉ dấu cho bạn biết nếu site đó được bảo mật (bạn sẽ thấy hình ổ khóa trên Mozilla Firefox hay Chrome). Nhưng ngay cả một website được bảo mật thì cũng không thể bảo vệ bạn khỏi đám hacker ma mãnh, chúng có thể đánh cắp thông tin cookie trên những website mà bạn đã truy cập qua mạng công cộng, dù đó là site có bảo mật hay không.
Không cập nhật phần mềm bảo mật. Nếu bạn muốn bảo đảm là mạng riêng của mình được bảo vệ chắc chắn thì hãy nâng cấp phần điều khiển (firmware) của bộ định tuyến. Tất cả những gì cần làm là truy cập trang quản trị router của mình để kiểm tra. Thông thường, bạn có thể tải về bản firmware mới nhất ngay trên site của nhà sản xuất.
Không bảo mật mạng Wi-Fi gia đình. Chắc không cần phải nói thì bạn cũng biết là chọn mật khẩu không được quá dễ đoán và phải đổi tên mặc định của mạng. Bạn cũng có thể lọc theo địa chỉ mạng (MAC address) để router chỉ chấp nhận những thiết bị hợp lệ.
Dùng những điểm truy cập miễn phí. Những điểm truy cập này dường như có mặt khắp nơi. Tuy nhiên, rất nhiều trong số này không đáng tin cậy vì cách cấu hình của nó khiến thông tin đăng nhập từ email cho đến những tài khoản nhạy cảm đều có thể bị những kẻ bẻ khóa đánh cắp bằng những “bộ đánh hơi” (sniffers) - phần mềm đánh cắp bất kỳ thông tin nào bạn gửi qua kết nối này. Cách phòng chống những kẻ rình rập đánh cắp dạng này là dùng mạng riêng ảo (VPN - virtual private network). Mạng VPN bảo vệ dữ liệu riêng tư bằng cách mã hóa những gì bạn gửi qua đó.
Giao dịch ngân hàng trực tuyến. Có thể bạn nghĩ rằng không còn ai cần đến những cảnh báo không nên giao dịch ngân hàng trực tuyến qua
mạng Wi-Fi miễn phí. Tuy nhiên, hãng bảo mật Kaspersky Lab cho biết đã có hơn 100 ngân hàng trên toàn cầu bị mất 900 triệu USD vì những tên bẻ khóa trên không gian này. Điều đó có nghĩa là dường như còn rất nhiều người vẫn giao dịch trên đó. Nếu bạn muốn dùng Wi-Fi miễn phí trong quán cà phê thì nên biết rằng một ai đó trong quán có bộ định tuyến (router) cũng có thể dễ dàng thiết lập một mạng công cộng có tên mạng có vẻ giống như tên mạng Wi-Fi của quán.
Mở thường trực Wi-Fi. Nếu
tính năng Wi-Fi trên điện thoại của bạn cho phép tự động kích hoạt thì bạn có nguy cơ kết nối vào mạng không an toàn mà chẳng hề biết chút gì. Hãy dùng tính năng kết nối Wi-Fi theo địa điểm nếu điện thoại của bạn hỗ trợ. Nó sẽ tắt kết nối Wi-Fi khi bạn ra khỏi phạm vi phủ sóng của mạng này và sẽ mở trở lại khi bạn quay lại trong phạm vi phủ sóng.
Không dùng tường lửa. Tường lửa (firewall) là vòng bảo vệ đầu tiên chống lại những kẻ xâm nhập với ý đồ xấu. Nó là phương tiện cho phép dòng dữ liệu đi qua máy tính nối mạng của bạn và chặn những kẻ bẻ khóa và mã độc hại. Bạn chỉ nên tắt tường lửa khi phần mềm chống virus của mình có tường lửa riêng.
Duyệt website không được mã hóa. Điều đáng buồn là có đến 55% trong số 1 triệu “site” hàng đầu trên web không hỗ trợ mã hóa.
Website không mã hóa cho phép những kẻ xâm nhập rình mò xem được tất cả dữ liệu truyền đi. Trình duyệt của bạn sẽ chỉ dấu cho bạn biết nếu site đó được bảo mật (bạn sẽ thấy hình ổ khóa trên Mozilla Firefox hay Chrome). Nhưng ngay cả một website được bảo mật thì cũng không thể bảo vệ bạn khỏi đám hacker ma mãnh, chúng có thể đánh cắp thông tin cookie trên những website mà bạn đã truy cập qua mạng công cộng, dù đó là site có bảo mật hay không.
Không cập nhật phần mềm bảo mật. Nếu bạn muốn bảo đảm là mạng riêng của mình được bảo vệ chắc chắn thì hãy nâng cấp phần điều khiển (firmware) của bộ định tuyến. Tất cả những gì cần làm là truy cập trang quản trị router của mình để kiểm tra. Thông thường, bạn có thể tải về bản firmware mới nhất ngay trên site của nhà sản xuất.
Không bảo mật mạng Wi-Fi gia đình. Chắc không cần phải nói thì bạn cũng biết là chọn mật khẩu không được quá dễ đoán và phải đổi tên mặc định của mạng. Bạn cũng có thể lọc theo địa chỉ mạng (MAC address) để router chỉ chấp nhận những thiết bị hợp lệ.