Khoảng 300 máy bay chở khách đang phơi mưa phơi nắng trong một nghĩa địa ở ngoại ô thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ. Bãi rác công nghệ này là nơi an nghỉ của những chiếc máy bay từng tung hoành trên bầu trời như DC-8, DC-10, Boeing 737, Boeing 747 hay những chiếc Airbus A300 và A310. Người ta sẽ tận dụng những gì còn sử dụng được từ những chiếc máy bay này.Khu bãi chứa điện thoại di động đã qua sử dụng ở Atlanta, thành phố thủ phủ bang Georgia, Mỹ. Những chiếc điện thoại đã qua sử dụng nằm la liệt trong bãi chứa. Chúng được coi là loại rác thải công nghệ độc hại nên sẽ phải trải qua quá trình xử lý thay vì thải ra môi trường.Ở Atlanta, người ta còn một khu vực khác để chứa sạc điện thoại đã qua sử dụng. Vòng đời của sạc thường ngắn hơn rất nhiều so với một chiếc điện thoại. Trong trường hợp hỏng hóc, chúng thường không được sửa chữa.Những chiếc ô tô đã qua sử dụng bị đập bẹp và xếp chồng lên nhau trong khu bãi rác ở Tacoma, Washington. Người ta sẽ tận dụng kim loại từ những chiếc xe hỏng để tái phục vụ quá trình sản xuất.Bãi rác chứa đầy thiết bị lọc dầu ở Seattle, bang Washington.Nghĩa địa vỏ đạn tại Mỹ. Do được làm từ đồng nên vỏ đạn có giá trị hơn so với kim loại phế liệu khác.Khu chứa linh kiện điện tử đã qua sử dụng ở New Orleans, bang Louisiana. Thông thường, loại rác này sẽ được Mỹ tìm cách xuất sang các quốc gia khác được mệnh danh là bãi rác điện tử thế giới. Người ta có thể lấy được nhiều kim loại quý từ các bo mạnh này, trong đó giá trị nhất là vàng. Tuy nhiên, quá trình tái chế này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp tính mạng người thực hiện.Một bãi rác thải điện tử khác ở Atlanta. Rác thải điện tử bao gồm màn hình tivi, linh kiện máy tính, điều hòa, tủ lạnh hay điện thoại di động… thường được xuất tới các quốc gia đang phát triển. Theo cảnh báo của Liên Hiệp Quốc trong năm 2013, 70% lượng rác thải điện tử toàn cầu được đưa trở lại Trung Quốc thông qua những con đường bất hợp pháp. Công ước quốc tế cấm các nước phát triển tuồn rác thải điện tử sang các nước đang và chậm phát triển.
Khoảng 300 máy bay chở khách đang phơi mưa phơi nắng trong một nghĩa địa ở ngoại ô thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ. Bãi rác công nghệ này là nơi an nghỉ của những chiếc máy bay từng tung hoành trên bầu trời như DC-8, DC-10, Boeing 737, Boeing 747 hay những chiếc Airbus A300 và A310. Người ta sẽ tận dụng những gì còn sử dụng được từ những chiếc máy bay này.
Khu bãi chứa điện thoại di động đã qua sử dụng ở Atlanta, thành phố thủ phủ bang Georgia, Mỹ. Những chiếc điện thoại đã qua sử dụng nằm la liệt trong bãi chứa. Chúng được coi là loại rác thải công nghệ độc hại nên sẽ phải trải qua quá trình xử lý thay vì thải ra môi trường.
Ở Atlanta, người ta còn một khu vực khác để chứa sạc điện thoại đã qua sử dụng. Vòng đời của sạc thường ngắn hơn rất nhiều so với một chiếc điện thoại. Trong trường hợp hỏng hóc, chúng thường không được sửa chữa.
Những chiếc ô tô đã qua sử dụng bị đập bẹp và xếp chồng lên nhau trong khu bãi rác ở Tacoma, Washington. Người ta sẽ tận dụng kim loại từ những chiếc xe hỏng để tái phục vụ quá trình sản xuất.
Bãi rác chứa đầy thiết bị lọc dầu ở Seattle, bang Washington.
Nghĩa địa vỏ đạn tại Mỹ. Do được làm từ đồng nên vỏ đạn có giá trị hơn so với kim loại phế liệu khác.
Khu chứa linh kiện điện tử đã qua sử dụng ở New Orleans, bang Louisiana. Thông thường, loại rác này sẽ được Mỹ tìm cách xuất sang các quốc gia khác được mệnh danh là bãi rác điện tử thế giới. Người ta có thể lấy được nhiều kim loại quý từ các bo mạnh này, trong đó giá trị nhất là vàng. Tuy nhiên, quá trình tái chế này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp tính mạng người thực hiện.
Một bãi rác thải điện tử khác ở Atlanta. Rác thải điện tử bao gồm màn hình tivi, linh kiện máy tính, điều hòa, tủ lạnh hay điện thoại di động… thường được xuất tới các quốc gia đang phát triển. Theo cảnh báo của Liên Hiệp Quốc trong năm 2013, 70% lượng rác thải điện tử toàn cầu được đưa trở lại Trung Quốc thông qua những con đường bất hợp pháp. Công ước quốc tế cấm các nước phát triển tuồn rác thải điện tử sang các nước đang và chậm phát triển.