Thầy giáo ở TP.HCM chở thực phẩm tới cho người nghèo

Google News

Anh Huỳnh Quang Khải (31 tuổi) thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện để san sẻ gánh nặng với những người có hoàn cảnh khó khăn trong dịch.

“Bà con xếp hàng 2 m, muốn chọn món nào nói em đưa cho nha”, anh Huỳnh Quang Khải (ngụ tại phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM) vừa cầm loa điều phối, vừa trao tận tay những túi quà cho người dân ở một khu xóm trọ nghèo.

Hơn một tuần nay, mỗi khi thấy xe chở rau củ, thực phẩm của anh Khải, ai cũng mừng rỡ trong lòng: “Hôm nay được bữa no rồi”.

Nhiều người cho biết từ khi thành phố bùng dịch trở lại, đây là lần đầu tiên họ nhận được lương thực từ một nhà hảo tâm.

Chợ 0 đồng di động” là hoạt động diễn ra song song với bếp ăn miễn phí mà anh Khải và gia đình đã duy trì gần 2 tháng qua. Cứ đến 4h, cả nhà anh lại chào đón ngày mới bằng việc “đỏ lửa” để nấu hàng trăm suất cơm chứa đầy tình người.

Thay giao o TP.HCM cho thuc pham toi cho nguoi ngheo

“Chợ 0 đồng di động” là hoạt động được anh Quang Khải mở ra hơn một tuần nay.

Căn bếp yêu thương

Chứng kiến nhiều bà con “đứt bữa” trong dịch, anh Khải quyết định tổ chức hoạt động này để giúp họ sớm vượt qua khó khăn.

Đều đặn mỗi ngày, gia đình anh lại quần quật từ sáng sớm đến tối muộn. Người sơ chế thức ăn, người phụ trách gian bếp.

Chia sẻ với Zing, anh Khải cho biết từ lúc bắt đầu công việc thiện nguyện, các thành viên trong nhà đều cố gắng hết công suất để kịp tiến độ. Sau khi nấu cơm xong, mọi người lại tất bật với công đoạn chuẩn bị thức ăn cho hôm sau.

Thay giao o TP.HCM cho thuc pham toi cho nguoi ngheo-Hinh-2

Mọi người trong nhà anh Khải dậy từ sáng sớm để nấu hàng trăm suất cơm.

Trò chuyện với phóng viên vào cuối ngày, anh nói: “Nhiều khi mọi người được ngủ có khoảng 4-5 tiếng/ngày thôi. Mệt lắm chứ nhưng niềm vui nhiều hơn nên ai cũng nỗ lực”.

Trong những chuyến xe đi đưa cơm, đôi lúc anh phải bật khóc trước những hoàn cảnh khó khăn. Một trong số đó là trường hợp của ông cụ mỗi bữa chỉ ăn nửa gói mì tôm vì hết gạo từ lâu. Có nhà phải thay canh bằng nước lọc chan muối, nhà thì ăn tạm rau dại sống qua ngày.

“Mỗi phần quà trao đi, tôi lại được biết thêm những mảnh đời nghèo khó. Bình thường họ đã vất vả mưu sinh, nay dịch lại càng gánh nặng chồng chất. Nhớ lại gương mặt tươi cười lúc được nhận quà của họ, tôi được tiếp thêm động lực”.

Những ngày đầu, nhà anh Khải chỉ nấu khoảng 150-200 suất. Khi thấy lượng người khó khăn ngày càng nhiều, anh quyết định tăng dần số phần ăn đến 800 suất.

Không chỉ hỗ trợ người nghèo, những suất cơm nóng hổi còn được trao đến các khu cách ly, lực lượng dân quân, chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ trực chốt và các y, bác sĩ tuyến đầu.

Sau một thời gian mở bếp, anh Khải cũng gặp khó khăn về tài chính để tiếp tục hoạt động. Ban đầu, mọi kinh phí do anh và gia đình tự góp vào nên quỹ cũng khá eo hẹp.

Qua một bài đăng trên mạng, anh nhận được sự ủng hộ của nhiều mạnh thường quân về lương thực. Thay vì hiện kim, anh kêu gọi mọi người quyên góp thức ăn, thực phẩm.

Nhờ sự tiếp sức của các nhà hảo tâm, anh mở thêm “chợ 0 đồng di đồng” để san sẻ với những hộ gia đình không thể đi chợ.

Để tiết kiệm chi phí mua túi nylon, anh bỏ rau củ vào các giỏ lớn rồi chất lên trên chiếc xe ba gác. Người đến nhận sẽ chuẩn bị sẵn đồ đựng, chọn món và nhờ các cộng tác viên lấy giúp.

Thay giao o TP.HCM cho thuc pham toi cho nguoi ngheo-Hinh-3

Thay giao o TP.HCM cho thuc pham toi cho nguoi ngheo-Hinh-4

Thay giao o TP.HCM cho thuc pham toi cho nguoi ngheo-Hinh-5

Thay giao o TP.HCM cho thuc pham toi cho nguoi ngheo-Hinh-6

Nhiều bà con vui mừng vì nhận được lương thực sau nhiều ngày cạn thức ăn.

Cách này vừa giúp anh rút ngắn thời gian chuẩn bị, vừa giảm thiểu rác thải ra môi trường. Trong bộ đồ bảo hộ kín mít, anh không ngừng nhắc nhở bà con phải giãn cách 2 m, không chen lấn, ưu tiên an toàn lên hàng đầu.

Mỗi ngày xe của anh đi đến khoảng 8-9 điểm trong phường. Hết một tuần, anh lại chạy qua phường khác. Cuối tuần này, anh dự định đi xuyên quận để tiếp cận đến nhiều người đang cần hơn.

Tạm gác lại hành trình cho chữ

10 năm nay, anh Khải được mọi người biết đến qua lớp học tình thương Ngọc Việt - ngôi nhà thứ 2 của hàng chục em nhỏ không có điều kiện đến trường.

Từ lúc “làn sóng” thứ 4 ập đến, lớp học của người thầy 31 tuổi đành phải đóng cửa. Nhiều học trò đã theo cha mẹ về quê, số còn lại cố gắng bám trụ ở thành phố. Không còn đi học, một số em qua phụ thầy một tay để chiều mang cơm về cho gia đình.

Thay giao o TP.HCM cho thuc pham toi cho nguoi ngheo-Hinh-7

Với phương châm “Sống là cho đi”, người thầy 31 tuổi đã gieo con chữ cho nhiều trẻ em nghèo. Ảnh: Ngọc An.

“Đa số cha mẹ của các con đều là công nhân, lao động nghèo, cố lắm mới đủ ăn. Nhà của nhiều em không về quê được vì tỉnh đang giãn cách, ngưng nhận người từ vùng khác. Cứ 2-3 tuần tôi lại hỗ trợ lương thực cho gia đình các con”, anh chia sẻ.

Mong muốn lớn nhất lúc này của anh là dịch bệnh sớm khởi sắc để bà con tiếp tục mưu sinh, cuộc sống ổn định trở lại. Quan trọng nhất là các em nhỏ được quay lại lớp học, gặp bạn bè và tiếp thu kiến thức mới.

Trong thời gian sắp tới, anh sẽ nhập thêm gạo, mì tôm kết hợp với rau củ và một số nhu yếu phẩm để làm thành phần quà lớn cho bà con ở khu xóm trọ.


Theo Phương Thảo/Zingnews

>> xem thêm

Bình luận(0)