|
Ảnh minh họa. |
Theo tôi, thời gian vừa qua, những "văn bản trên trời" mang những nội dung xa rời thực tế, không bám sát với đời sống xã hội. Điều này, thể hiện sự yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận cũng như sự am hiểu thực tế đời sống xã hội, thiếu cả tính đồng bộ từ bộ chủ quản cho đến các cơ quan liên quan và mang hơi hướng cảm tính của những cán bộ ra những văn bản "trên trời". Những văn bản đó vừa không áp dụng được vào cuộc sống hằng ngày, vừa làm cho người dân bức xúc vì cho rằng, những văn bản "trên trời" đó là hành dân.
Hơn nữa, những văn bản này còn gây ra một sự lãng phí đáng kể về thời gian và vật chất cho xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các chủ trương chính sách của Nhà nước. Thịt lợn bán quá 8 tiếng rồi sau đó thế nào? Ngực lép có lẽ chỉ được đi xe đạp? Đi đường thấy cảnh sát giao thông đang nhận tiền mãi lộ của lái xe muốn chụp ảnh không có lẽ phải xin phép?... Những điều đó hoàn toàn thiếu thực tế. Với số lượng 10.000 văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì quả là nghiêm trọng, chứng tỏ trong đời sống hằng ngày người dân còn đang chịu nhiều phiền toái.
Qua đây cho thấy, việc phải xử lý thủ trưởng, như ý kiến của ông Đỗ Văn Ân là đúng, có như vậy mới nâng cao được trách nhiệm của người đứng đầu, phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, trước dân.