Phạt xe không chính chủ: Mâu thuẫn trong luật?

Google News

Luật Giao thông đường bộ chỉ yêu cầu người điều khiển xe phải có giấy đăng ký xe, không đòi hỏi giấy mang tên ai...

(Kienthuc.net.vn) - Rất nhiều ý kiến cho rằng nghị định 71 có mâu thuẫn với các văn bản khác đặc biệt là với Bộ luật dân sự.
 
Trả lời báo chí mới đây, Viện trưởng Nghiên cứu Lập pháp Đinh Xuân Thảo cho rằng: “Trong nghị định 71 có quy định mâu thuẫn với văn bản khác. Chính phủ có nghị định cho phép người dân được hợp đồng ủy quyền, hai người mua bán xe chỉ cần ra phòng công chứng, quy định này vẫn đang có hiệu lực. Bây giờ lại cho rằng hành vi như vậy là vi phạm, sẽ bị phạt 6-10 triệu đồng”.
 
“Tôi được biết Ủy ban An toàn giao thông đã kiến nghị với Chính phủ để cảnh sát giao thông tạm ngừng thực thi việc này, như vậy là đúng. Chính phủ nên quy định rõ tạm dừng 6 tháng hay một năm và yêu cầu người đang sử dụng xe không chính chủ phải chuyển đổi, sau thời gian đó sẽ xử lý nghiêm. Quy định này đánh vào hành vi trốn thuế chứ không đánh vào người tham gia giao thông trên đường. Cái này không rõ ràng thì mới gây phản ứng, vì trên thế giới có ai cấm người ta mượn xe. Nếu đúng người đi xe là người nhận chuyển nhượng mà không sang tên thì việc phạt là đúng. Phải có biện pháp kiểm soát trên đầu phương tiện, có thể trách nhiệm này không thuộc vào cảnh sát giao thông”, ông Đinh Xuân Thảo nhấn mạnh.
ad
Khi Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa có hiệu lực thì người dân có bắt buộc phải chứng minh mình không vi phạm? (Ảnh minh họa)
Phân tích về Luật giao thông đường bộ, báo Pháp luật TP.HCM nhận định: “Luật Giao thông đường bộ chỉ yêu cầu người điều khiển xe phải có giấy đăng ký xe (không đòi hỏi giấy mang tên ai) nên mọi người cứ cầm giấy sẵn có đó lưu thông trên đường. Nếu có lỡ vi phạm luật giao thông (chạy lấn tuyến, vượt đèn đỏ...) thì người mua xe giấy tay thường chỉ bị CSGT xử phạt về các lỗi cụ thể này. Trường hợp có lỡ gây tai nạn giao thông thì họ đồng ý bồi thường thiệt hại và nếu không thỏa thuận được thì kiện ra tòa. Người bán xe, người bị nạn và cả CSGT chẳng ai thấy vướng víu gì về việc này”.
 
Một vấn đề khác về luật cũng được đặt ra là đến thời điểm này, Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa có hiệu lực do vậy người dân chưa có nghĩa vụ chứng minh mình không vi phạm hành chính mà ngược lại, chính CSGT khi muốn phạt phải chứng minh vi phạm hành chính. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự cho phép chủ xe được quyền giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng xe mà không bị ràng buộc phải làm văn bản. Do vậy, nếu theo Nghị định 71, người dân sẽ phải kè kè mang theo bên mình một loạt các giấy tờ như: giấy kết hôn, hộ khẩu… chỉ nhằm mục đích “thanh minh” với cảnh sát giao thông.
 
Đáng chú ý là Nghị định 71/2012 nêu rõ là phạt chủ phương tiện nhưng trả lời báo chí Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt cho biết: “Người bị phạt chính là người chủ hiện tại của chiếc xe”. Đây là cách hiểu khiến nhiều người dân thắc mắc vì nếu “phạt chủ phương tiện” cũng có thể hiểu là sẽ phạt người đứng tên đăng ký phương tiện đó với cơ quan nhà nước.
 
Trả lời báo chí, Luật sư Tô Ngọc Minh Tuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) lưu ý: “Sau khi bán xe thì nhiều chủ xe đã chuyển đến địa phương khác, thậm chí ra nước ngoài hoặc chết. Có lẽ vì muốn nắm người có tóc nên CSGT đòi phạt người mua xe. Song một khi chưa làm thủ tục đứng tên trên giấy đăng ký xe thì người mua vẫn chưa được pháp luật công nhận là chủ xe. Tuy nhiên, nếu quy định cứng nhắc “phạt người bán” thì cũng không ổn. Bởi lẽ việc chuyển quyền sở hữu xe phải do hai bên cùng thực hiện. Tôi cho rằng nên có sự phân loại, nếu người bán có lỗi không đi công chứng, chứng thực thì phạt người bán. Trường hợp người mua không chịu đi đóng trước bạ, không đi đăng ký thì phải phạt người mua”.
 
[links()]
 

Bình luận(0)