Tiểu xảo bóng đá phổ biến nhất trên sân được các cầu thủ Việt hay sử dụng là khiêu khích cho đối thủ nổi nóng hoặc uy hiếp làm mất tinh thần. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)Ngoài việc réo tên cha mẹ của đối thủ, tìm điểm yếu đối phương khiêu khích, nhiều cầu thủ dùng lời lẽ đao búa “cô hồn” ra dọa, kiểu: “Đá xong ra ngoài biết mặt tao”. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Một chiêu phổ biến hàng đầu mà các trung vệ hay sử dụng là lựa lúc tiền đạo đối thủ sơ sở và trọng tài không để ý, họ dùng ngón tay búng mạnh vào hạ bộ hoặc thò tay bóp “trứng”. Chiêu này nhìn bề ngoài có vẻ “hài hài” song lại gây đau đớn không ít cho đối thủ khiến họ mất tập trung, phân tán tinh thần lúc thi đấu. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ở Việt Nam, trò “búng, bóp" thịnh vì khó bị truyền hình phát hiện; trọng tài cũng ít can thiệp thổi phạt hành vi chơi xấu có vẻ hài hước này. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Một trong những trò bẩn bóng đá gây đau đớn và ám ảnh kinh hoàng nhất là bật nhảy trên không giả vờ đánh đầu tranh bóng nhưng lại cố tình dùng trán “mổ” vào gáy đối phương. Đòn bẩn này có mức độ “sát thương” rất cao vì cầu thủ bị phạm lỗi do bị động hoàn toàn nên phải hứng chịu vết thương gây đau đớn tột cùng, choáng váng khiến họ ám ảnh đến mức không dám nhảy trên tranh bóng. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Cũng có nhiều trường hợp cầu thủ lợi dụng không chiến, bật cao và thay vì tranh bóng thì vung tay thật mạnh vào mặt, vai gáy đối thủ. Các pha không chiến là những tình huống thường bị lợi dụng để tung đòn bẩn nhất vì nhìn bề ngoài tưởng như “vô tình” phạm lỗi. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Trò cấu véo cũng hay được các cầu thủ Việt Nam sài trên sân. Lợi dụng đối thủ, trọng tài không để ý là cấu véo vào các vùng eo, đùi và có khi là cả mặt. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)Nhiều cầu thủ dùng trò này thuần thục đến mức khi tung chiêu khiến đối thủ phải méo mặt vì đau nhưng không biết làm cách nào để mách trọng tài. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Nhiều cầu thủ hay rình lúc đối phương quay người về hướng khác, hay trọng tài đang tập trung theo tình huống trên sân để từ phía sau dùng giày chích mũi vào gót chân, bắp chuối của đối thủ, gây đau đớn. Hoặc họ giả vờ đứng bên cạnh kèm người rồi dùng gót giày đinh giẫm lên bàn chân. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Do phương tiện truyền hình ở VN thiếu thốn nên không cận cảnh được các hành vi trên sân của cầu thủ, dẫn đến việc nhiều cầu thủ hay giở trò bẩn này. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)Đánh kín khi tranh chấp bóng được coi là môn “nghệ thuật” đối kháng trên sân cỏ. Hầu hết các pha tranh chấp tay đôi, đua tốc độ hay tì đè tranh chấp ở các tình huống câu bóng cố định rất hay diễn ra các pha vung tay vào mặt, kê cùi chỏ vào ngực hay thúc đầu gối lên hạ bộ, bụng đối phương. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)Rất nhiều cầu thủ trình độ chơi bóng hạn chế nhưng lại luyện tập thành thục các đòn đánh kín, đạp nguội ở mức độ tinh vi. Do vậy, nghiệp vụ của các trọng tài khi điều hành trận đấu phải tinh ý, phán đoán được tình huống và có thái độ xử phạt kiên quyết. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Tiểu xảo bóng đá phổ biến nhất trên sân được các cầu thủ Việt hay sử dụng là khiêu khích cho đối thủ nổi nóng hoặc uy hiếp làm mất tinh thần. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Ngoài việc réo tên cha mẹ của đối thủ, tìm điểm yếu đối phương khiêu khích, nhiều cầu thủ dùng lời lẽ đao búa “cô hồn” ra dọa, kiểu: “Đá xong ra ngoài biết mặt tao”. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Một chiêu phổ biến hàng đầu mà các trung vệ hay sử dụng là lựa lúc tiền đạo đối thủ sơ sở và trọng tài không để ý, họ dùng ngón tay búng mạnh vào hạ bộ hoặc thò tay bóp “trứng”. Chiêu này nhìn bề ngoài có vẻ “hài hài” song lại gây đau đớn không ít cho đối thủ khiến họ mất tập trung, phân tán tinh thần lúc thi đấu. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Ở Việt Nam, trò “búng, bóp" thịnh vì khó bị truyền hình phát hiện; trọng tài cũng ít can thiệp thổi phạt hành vi chơi xấu có vẻ hài hước này. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Một trong những trò bẩn bóng đá gây đau đớn và ám ảnh kinh hoàng nhất là bật nhảy trên không giả vờ đánh đầu tranh bóng nhưng lại cố tình dùng trán “mổ” vào gáy đối phương. Đòn bẩn này có mức độ “sát thương” rất cao vì cầu thủ bị phạm lỗi do bị động hoàn toàn nên phải hứng chịu vết thương gây đau đớn tột cùng, choáng váng khiến họ ám ảnh đến mức không dám nhảy trên tranh bóng. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Cũng có nhiều trường hợp cầu thủ lợi dụng không chiến, bật cao và thay vì tranh bóng thì vung tay thật mạnh vào mặt, vai gáy đối thủ. Các pha không chiến là những tình huống thường bị lợi dụng để tung đòn bẩn nhất vì nhìn bề ngoài tưởng như “vô tình” phạm lỗi. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Trò cấu véo cũng hay được các cầu thủ Việt Nam sài trên sân. Lợi dụng đối thủ, trọng tài không để ý là cấu véo vào các vùng eo, đùi và có khi là cả mặt. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Nhiều cầu thủ dùng trò này thuần thục đến mức khi tung chiêu khiến đối thủ phải méo mặt vì đau nhưng không biết làm cách nào để mách trọng tài. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Nhiều cầu thủ hay rình lúc đối phương quay người về hướng khác, hay trọng tài đang tập trung theo tình huống trên sân để từ phía sau dùng giày chích mũi vào gót chân, bắp chuối của đối thủ, gây đau đớn. Hoặc họ giả vờ đứng bên cạnh kèm người rồi dùng gót giày đinh giẫm lên bàn chân. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Do phương tiện truyền hình ở VN thiếu thốn nên không cận cảnh được các hành vi trên sân của cầu thủ, dẫn đến việc nhiều cầu thủ hay giở trò bẩn này. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Đánh kín khi tranh chấp bóng được coi là môn “nghệ thuật” đối kháng trên sân cỏ. Hầu hết các pha tranh chấp tay đôi, đua tốc độ hay tì đè tranh chấp ở các tình huống câu bóng cố định rất hay diễn ra các pha vung tay vào mặt, kê cùi chỏ vào ngực hay thúc đầu gối lên hạ bộ, bụng đối phương. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Rất nhiều cầu thủ trình độ chơi bóng hạn chế nhưng lại luyện tập thành thục các đòn đánh kín, đạp nguội ở mức độ tinh vi. Do vậy, nghiệp vụ của các trọng tài khi điều hành trận đấu phải tinh ý, phán đoán được tình huống và có thái độ xử phạt kiên quyết. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)