Chùa Hà là ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Chùa Hà nằm tại phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là địa điểm được cả người Hà Thành lẫn du khách thập phương tìm về nếu muốn chuyện tình cảm suôn sẻ.Khi tới chùa Hà nên mang theo mâm lễ bao gồm quả, hoa hồng, bánh, nến, hương, tiền vàng và sớ để cầu đường tình duyên thuận lợi. Nếu thành tâm hơn nữa có thể dâng mâm lễ mặn gồm thịt, xôi. Đây là ngôi chùa tại Hà Nội mở cửa quanh năm bởi vậy không nhất thiết phải đi vào dịp tết hay ngày rằm, mùng một.Bên cạnh chùa Hà thì Am Mỵ Nương cũng là nơi cầu tình duyên tại Hà Nội nổi tiếng linh thiêng. Địa chỉ của Am là tại xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội.Am Mỵ Nương được cho rằng sẽ đem tới tình yêu đẹp bởi truyền thuyết về Mỵ Châu - Trọng Thuỷ được lưu truyền nhiều đời nay.Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng với lịch sử 1500 năm tại Hà Nội. Chùa nằm trên đường Thanh Niên, quân Tây Hồ. Bên cạnh cầu duyên, nhiều người tới đây với hy vọng cầu bình an và sức khoẻ.Không chỉ linh thiêng, chùa Trấn Quốc còn có phong cảnh cực đẹp khi nằm nổi giữa hồ tây. Khi hoàng hôn xuống, ánh chiều tà khuất trên hồ, bóng cau soi xuống con đường dẫn vào chùa tạo nên khung cảnh nên thơ, an yên giữa lòng Hà Nội tấp nập.Phủ Tây Hồ cũng là một địa chỉ đi lễ đầu năm quen thuộc của người dân Thủ đô. Phủ nằm tại Đặng Thai Mai, Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.Phủ Tây Hồ là nơi thờ Liễu Hạnh Công chúa, một trong tứ bất tử trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Tuy nhiên, đến chùa cần lưu ý bởi lượng khách hành hương rất đông nên dễ xảy ra tình trạng trộm cắp,...Chùa Phúc Khánh là ngôi chùa đông nhất Hà Nội. Chùa có địa chỉ tại 382 Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa được tin là sẽ đem lại cuộc sống an yên, tình duyên như ý cho mọi người.Mỗi năm đến ngày rằm tháng Giêng, số lượng người đổ về chùa đông như kiến, ngồi lấn ra lòng đường để nghe kinh phật gây ra tình trạng tắc đường nghiêm trọng. Nếu có nhu cầu đi lễ chùa nên đi vào những ngày trong tết hoặc sau rằm.Xem thêm clip: Thực Tế Cầu Duyên Chùa Hà Như Thế Nào ? - Nguồn: Youtube
Chùa Hà là ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Chùa Hà nằm tại phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là địa điểm được cả người Hà Thành lẫn du khách thập phương tìm về nếu muốn chuyện tình cảm suôn sẻ.
Khi tới chùa Hà nên mang theo mâm lễ bao gồm quả, hoa hồng, bánh, nến, hương, tiền vàng và sớ để cầu đường tình duyên thuận lợi. Nếu thành tâm hơn nữa có thể dâng mâm lễ mặn gồm thịt, xôi. Đây là ngôi chùa tại Hà Nội mở cửa quanh năm bởi vậy không nhất thiết phải đi vào dịp tết hay ngày rằm, mùng một.
Bên cạnh chùa Hà thì Am Mỵ Nương cũng là nơi cầu tình duyên tại Hà Nội nổi tiếng linh thiêng. Địa chỉ của Am là tại xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Am Mỵ Nương được cho rằng sẽ đem tới tình yêu đẹp bởi truyền thuyết về Mỵ Châu - Trọng Thuỷ được lưu truyền nhiều đời nay.
Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng với lịch sử 1500 năm tại Hà Nội. Chùa nằm trên đường Thanh Niên, quân Tây Hồ. Bên cạnh cầu duyên, nhiều người tới đây với hy vọng cầu bình an và sức khoẻ.
Không chỉ linh thiêng, chùa Trấn Quốc còn có phong cảnh cực đẹp khi nằm nổi giữa hồ tây. Khi hoàng hôn xuống, ánh chiều tà khuất trên hồ, bóng cau soi xuống con đường dẫn vào chùa tạo nên khung cảnh nên thơ, an yên giữa lòng Hà Nội tấp nập.
Phủ Tây Hồ cũng là một địa chỉ đi lễ đầu năm quen thuộc của người dân Thủ đô. Phủ nằm tại Đặng Thai Mai, Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Phủ Tây Hồ là nơi thờ Liễu Hạnh Công chúa, một trong tứ bất tử trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Tuy nhiên, đến chùa cần lưu ý bởi lượng khách hành hương rất đông nên dễ xảy ra tình trạng trộm cắp,...
Chùa Phúc Khánh là ngôi chùa đông nhất Hà Nội. Chùa có địa chỉ tại 382 Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa được tin là sẽ đem lại cuộc sống an yên, tình duyên như ý cho mọi người.
Mỗi năm đến ngày rằm tháng Giêng, số lượng người đổ về chùa đông như kiến, ngồi lấn ra lòng đường để nghe kinh phật gây ra tình trạng tắc đường nghiêm trọng. Nếu có nhu cầu đi lễ chùa nên đi vào những ngày trong tết hoặc sau rằm.
Xem thêm clip: Thực Tế Cầu Duyên Chùa Hà Như Thế Nào ? - Nguồn: Youtube