Cách trung tâm TP Tuy Hòa về hướng bắc khoảng 35 km, di sản thiên nhiên Gành Đá Đĩa ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là điểm đến nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước nhiều năm nay.Đây là di sản thiên nhiên có niên đại hơn 200 năm và được xem là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.Là tập hợp các cột đá bazan hình lăng trụ, giống như những chiếc đĩa xếp chồng lên nhau dọc bờ biển. Khu vực chính của danh thắng Gành Đá Đĩa có diện tích khoảng 2.700 m2, các cột đá bazan tại đây tạo thành hai mũi nhô ra biển.Mũi nhô thứ nhất nằm về phía Bắc, nổi bật với các cột đá nghiêng, uốn cong.Còn mũi thứ hai hướng về phía Nam với hầu hết các cột đá thẳng đứng, tạo thành những tầng bậc từ thấp đến cao.Theo một số nghiên cứu, hàng triệu năm trước, đá bazan tại khu vực này hình thành do hoạt động phun trào của núi lửa tại vùng trung tâm tỉnh Phú Yên (cao nguyên Vân Hòa ngày nay).Các dòng dung nham khi nguội dần thì đông cứng lại và nứt vỡ thành các cột đá hình lăng trụ tương đối đồng đều, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú của Gành Đá Đĩa ngày nay.Một số trụ rêu sinh sôi bám vào tạo thành những bãi đá xanh nét thời gian đẹp hút hồn mọi du khách đến đây du lịch, check-in.Những ngày biển động vẻ đẹp của Gành Đá Đĩa được điểm tô với hàng hàng, lớp lớp sóng vỗ bờ."Đầy là lần đầu mình đến tham quan Gành Đá Đĩa. Thật tuyệt vời, vẻ đẹp của các khối đá và nơi đây cũng rất yên bình. Nhất định mình sẽ trở lại cùng với nhiều bạn bè"- Thu Thảo, du khách từ Hà Nội chia sẻ."Đọc qua báo, mạng xã hội mình biết Gành Đá Đĩa, nhưng đến tận nơi, trải nghiệm, khám phá mới cảm nhận hết vẻ đẹp của nó. Rất ấn tượng"- Hương Thảo, du khách đến từ TP.HCM nói.Vẻ đẹp bình yên của danh thắng nép mình bên làng chài ven biển.Hiện có hai truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, qua câu chuyện kể của người dân địa phương về nguồn gốc của Gành Đá Đĩa có liên quan đến kho vàng bạc của cải. Các hình trụ chính là do châu báu thành nên.Truyền thuyết thứ hai liên quan đến chuyện các vị thần tiên xuống trần gian chơi rồi bỏ quên chén vàng, đĩa ngọc sau yến tiệc. Cột đá là các chồng bát đĩa, lâu ngày hóa thành đá mà thần tiên bỏ quên. Ở rìa phía Tây Nam (góc trái ảnh) của danh thắng có Lăng Đá Đĩa thờ cúng thần Nam Hải (tức Cá Ông) của ngư dân trong vùng, được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19 dưới thời vua Tự Đức.
Cách trung tâm TP Tuy Hòa về hướng bắc khoảng 35 km, di sản thiên nhiên Gành Đá Đĩa ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là điểm đến nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước nhiều năm nay.
Đây là di sản thiên nhiên có niên đại hơn 200 năm và được xem là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.
Là tập hợp các cột đá bazan hình lăng trụ, giống như những chiếc đĩa xếp chồng lên nhau dọc bờ biển. Khu vực chính của danh thắng Gành Đá Đĩa có diện tích khoảng 2.700 m2, các cột đá bazan tại đây tạo thành hai mũi nhô ra biển.
Mũi nhô thứ nhất nằm về phía Bắc, nổi bật với các cột đá nghiêng, uốn cong.
Còn mũi thứ hai hướng về phía Nam với hầu hết các cột đá thẳng đứng, tạo thành những tầng bậc từ thấp đến cao.
Theo một số nghiên cứu, hàng triệu năm trước, đá bazan tại khu vực này hình thành do hoạt động phun trào của núi lửa tại vùng trung tâm tỉnh Phú Yên (cao nguyên Vân Hòa ngày nay).
Các dòng dung nham khi nguội dần thì đông cứng lại và nứt vỡ thành các cột đá hình lăng trụ tương đối đồng đều, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú của Gành Đá Đĩa ngày nay.
Một số trụ rêu sinh sôi bám vào tạo thành những bãi đá xanh nét thời gian đẹp hút hồn mọi du khách đến đây du lịch, check-in.
Những ngày biển động vẻ đẹp của Gành Đá Đĩa được điểm tô với hàng hàng, lớp lớp sóng vỗ bờ.
"Đầy là lần đầu mình đến tham quan Gành Đá Đĩa. Thật tuyệt vời, vẻ đẹp của các khối đá và nơi đây cũng rất yên bình. Nhất định mình sẽ trở lại cùng với nhiều bạn bè"- Thu Thảo, du khách từ Hà Nội chia sẻ.
"Đọc qua báo, mạng xã hội mình biết Gành Đá Đĩa, nhưng đến tận nơi, trải nghiệm, khám phá mới cảm nhận hết vẻ đẹp của nó. Rất ấn tượng"- Hương Thảo, du khách đến từ TP.HCM nói.
Vẻ đẹp bình yên của danh thắng nép mình bên làng chài ven biển.
Hiện có hai truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, qua câu chuyện kể của người dân địa phương về nguồn gốc của Gành Đá Đĩa có liên quan đến kho vàng bạc của cải. Các hình trụ chính là do châu báu thành nên.
Truyền thuyết thứ hai liên quan đến chuyện các vị thần tiên xuống trần gian chơi rồi bỏ quên chén vàng, đĩa ngọc sau yến tiệc. Cột đá là các chồng bát đĩa, lâu ngày hóa thành đá mà thần tiên bỏ quên. Ở rìa phía Tây Nam (góc trái ảnh) của danh thắng có Lăng Đá Đĩa thờ cúng thần Nam Hải (tức Cá Ông) của ngư dân trong vùng, được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19 dưới thời vua Tự Đức.