Câu chuyện hỗn chiến chung kết Thái Lan và Indonesia ở SEA Games 32 trở thành tâm điểm cực nóng trên khắp các mặt báo. Nó đã tạo ra một hình ảnh vô cùng xấu xí và đáng quên tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023.
Bên cạnh những hình ảnh phi thể thao, trận chung kết bóng đá nam SEA Games 32 giữa Thái Lan và Indonesia còn chứng kiến một kỉ lục vô cùng đáng buồn. Đó là trọng tài phải rút tới 11 thẻ vàng, 7 thẻ đỏ (trong đó có 4 thẻ vàng gián tiếp) dành cho cầu thủ và ban huấn luyện của hai đội, U22 Thái Lan và U22 Indonesia, về những hành vi bạo lực của mình.
|
Cuộc ẩu đả giữa BHL U22 Thái Lan và U22 Indonesia. Ảnh: Bon Bon |
Những thẻ phạt này gồm cả những tình huống phạm lỗi cho tới cả màn ẩu đả liên tiếp ở cuối hiệp 2 và đầu hiệp phụ đầu tiên giữa đôi bên.
Trong vụ ẩu đả đó, trưởng đoàn Sumardji của U22 Indonesia đã trở thành nạn nhân. Chia sẻ với truyền thông Indonesia tối 16/5, sau trận thắng 5-2 của U22 Indonesia trước Thái Lan tại chung kết SEA Games 2023, ông nói: “Thực ra, tôi cố gắng can ngăn mọi người nhưng chính tôi lại là người bị đánh. May mắn, tôi không gặp chấn thương gì nghiêm trọng. Đó chỉ là một phần của vụ xô xát”.
Đây không phải lần đầu tiên, bóng đá khu vực Đông Nam Á phải chứng kiến những cảnh vô cùng buồn và đáng xấu hổ như trên.
Cầu thủ Indonesia bỏ bóng đánh người tại trận giao hữu trước VCK World Cup U20
Cụ thể, trận đấu thuộc giải giao hữu giữa U20 Indonesia, Fiji, New Zealand và Guatemala, được Indonesia tổ chức nhằm chuẩn bị cho VCK World Cup U20 được quốc gia này đăng cai vào tháng 5. Về mặt chuyên môn, Indonesia áp đảo và dễ dàng đè bẹp Fiji với tỷ số 4-0. Tuy, nhiên thắng của họ bị "vấy bẩn" với màn đánh nhau điên rồ của các cầu thủ cuối trận.
Phút 88, khi cầu thủ hai bên có va chạm với nhau, tiền vệ Pawan Singh bên phía Fiji mất bình tĩnh và vào đấm mặt Frengky Missa. Thấy đồng đội bị tấn công, tiền đạo Hokky Caraka đã lao đến giải vây và tấn công trả đũa đối thủ, tạo nên một cuộc chiến MMA.
Kết quả, hai cầu thủ nhận thẻ đỏ trực tiếp, gồm Pawan Singh bên phía Fiji và Hokky Caraka. Thêm cầu thủ khác nhận thẻ vàng thứ 2 và cũng bị đuổi, gồm Thomas Arthur và Melvin Mansheek (đều của Fiji). Tổng cộng, trận đấu có đến 4 thẻ đỏ.
Phải mất vài phút sau đó, trật tự mới được vãn hồi, khi ban huấn luyện, quan chức của 2 bên và các trọng tài vào sân can ngăn những cái đầu nóng.
Hỗn loạn trên sân vận động tại Indonesia tạo nên thảm kịch thương vong
Không chỉ có ở sân cỏ mà còn trên khán đài, nhiều tình huống đáng tiếc đã xảy ra và sự việc đau thương nhất phải kể đển vụ hỗn loạn tại giải bóng đá vô địch quốc gia Indonesia khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Cụ thể, vụ hỗn loạn sau trận đấu giữa 2 đội bóng Arema FC vs Persebaya Surabaya tại giải bóng đá vô địch quốc gia Indonesia (ngày 1/10) dẫn tới ít nhất 130 người thiệt mạng (trong đó có trẻ em).
|
Hình ảnh hỗn loạn dẫn đến thương vong trong trận bóng đá ở Indonesia. Ảnh: AFP |
Thảm kịch - người làm thể thao Đông Nam Á gọi là rúng rộng, bắt nguồn từ sự phản ứng của các cầu thủ đội Arema FC sau khi để thua đội khách Persebaya Surabaya với tỉ số 2-3 trên sân nhà Kanjuruhan ở vòng 11 giải Liga 1 - vô địch bóng đá quốc gia Indonesia và lực lượng an ninh trực tiếp ở sân bóng không kiểm soát được tình hình trước sự phản ứng của các cổ động viên nên sự hỗn loạn xảy ra.
Thông tin từ báo giới Indonesia chia sẻ, hơn 40.000 khán giả đã vào sân theo dõi trận đấu và khi trọng cài kết thúc trận đấu, khoảng 3.000 người tràn xuống sân gây ra sự hỗn loạn và việc có người thiệt mạng đã xảy tới. Một số tờ báo địa phương đưa thông tin, sau sự cố bạo động xảy ra, cảnh sát bắn hơi cay về phía khán đài nên hàng chục nghìn khán giả hoảng sợ và tháo chạy tìm đường thoát thân khiến gây ra thảm kịch giẫm đạp nhau và số thương vong kinh hoàng lên đến ít nhất 130 người tử vọng, có trẻ em.