Nếu như ở Hàn Quốc được biết đến với những bộ Hanbok truyền thống, Trung Quốc có Hán Phục hay Nhật Bản nổi tiếng với Kimono thì Việt Nam cũng có những bộ cổ phục lưu giữ nét đẹp nghìn năm văn hóa.Ngày càng nhiều cặp vợ chồng trẻ đã quyết định chọn cổ phục Việt Nam cho ngày cưới. Ngoài áo dài, những bộ Nhật Bình cho cô dâu, áo Tấc cho chú rể cũng ngày càng phổ biến.Mới đây, cặp vợ chồng trẻ Tuấn Tài - Diệu Chi trở thành gương mặt gây chú ý trên mạng xã hội khi diện cổ phục Việt Nam trong hôn lễ của mình.Cô dâu Diệu Chi chia sẻ rằng, cô và ông xã đã yêu nhau được 3 năm. Hai người gặp nhau trong một lần đi du lịch đảo Bình Ba (Khánh Hòa), chú rể là bạn của chị gái cô dâu.Cả hai đều có sở thích đi du lịch, khám giá văn hóa vùng miền. Do đi nhiều nơi, mặc thử nhiều loại trang phục khác nhau nên cặp đôi đã quyết định tổ chức đám cưới theo cách thật đặc biệt.Diệu Chi tự hào bày tỏ: "Chúng tôi có thời gian lái xe hơi đi phượt xuyên Việt Nam, gặp nhiều dân tộc và mặc nhiều đồ cưới dân tộc khác nhau. Nên chúng tôi muốn đám cưới mặc gì đó thật truyền thống và đặc biệt...Thầy của chồng tôi chuyên nghiên cứu văn hóa Việt Nam và từng tư vấn nhiều dự án văn hóa nước nhà, do đó chúng tôi đã nhờ thầy tư vấn từ trang phục, phụ kiện cưới, đến quy trình lễ sao cho theo sát lễ nghi từ thời xưa nhất". Cô dâu xinh đẹp diện cổ phục chia sẻ thêm.Chưa dừng ở đó, cặp đôi còn nhận về sự ủng tuyệt đối từ hai bên gia đình. Bố mẹ 2 bên và dàn bưng quả (bê tráp), tất cả khoảng 20 người đều mặc Việt phục.Mới đây, tài khoản TikTok @sangle.makeupartist đã đăng tải đoạn clip quay cảnh một lễ cưới ở Đồng Nai mà điểm đặc biệt là cô dâu diện cổ phục Việt Nam.Trong đám cưới tại Đồng Nai, cô dâu dù người chẳng "phủ vàng" vẫn ngay lập tức trở thành tâm điểm của sự chú ý vì nhan sắc "không phải dạng vừa" cùng tạo hình siêu ấn tượng.Thứ lọt vào mắt xanh của "nữ chính" không phải sơ rê hay áo dài mà là cổ phục, nói chính là chiếc áo Nhật Bình (áo xẻ trước ngực). Áo này vốn được sử dụng cho Hoàng tộc dưới thời nhà Nguyễn.Vừa xuất hiện, cô dâu đã chiếm trọn ánh nhìn với chiếc áo tone trắng, đầu đội mấn xanh. Toàn bộ thân áo được trang trí bằng hoa văn dạng hình tròn khép kín, đan xen là những hình phượng múa cùng hoa lá đính thêm kim tuyến lấp la lấp lánh.
Nếu như ở Hàn Quốc được biết đến với những bộ Hanbok truyền thống, Trung Quốc có Hán Phục hay Nhật Bản nổi tiếng với Kimono thì Việt Nam cũng có những bộ cổ phục lưu giữ nét đẹp nghìn năm văn hóa.
Ngày càng nhiều cặp vợ chồng trẻ đã quyết định chọn cổ phục Việt Nam cho ngày cưới. Ngoài áo dài, những bộ Nhật Bình cho cô dâu, áo Tấc cho chú rể cũng ngày càng phổ biến.
Mới đây, cặp vợ chồng trẻ Tuấn Tài - Diệu Chi trở thành gương mặt gây chú ý trên mạng xã hội khi diện cổ phục Việt Nam trong hôn lễ của mình.
Cô dâu Diệu Chi chia sẻ rằng, cô và ông xã đã yêu nhau được 3 năm. Hai người gặp nhau trong một lần đi du lịch đảo Bình Ba (Khánh Hòa), chú rể là bạn của chị gái cô dâu.
Cả hai đều có sở thích đi du lịch, khám giá văn hóa vùng miền. Do đi nhiều nơi, mặc thử nhiều loại trang phục khác nhau nên cặp đôi đã quyết định tổ chức đám cưới theo cách thật đặc biệt.
Diệu Chi tự hào bày tỏ: "Chúng tôi có thời gian lái xe hơi đi phượt xuyên Việt Nam, gặp nhiều dân tộc và mặc nhiều đồ cưới dân tộc khác nhau. Nên chúng tôi muốn đám cưới mặc gì đó thật truyền thống và đặc biệt...
Thầy của chồng tôi chuyên nghiên cứu văn hóa Việt Nam và từng tư vấn nhiều dự án văn hóa nước nhà, do đó chúng tôi đã nhờ thầy tư vấn từ trang phục, phụ kiện cưới, đến quy trình lễ sao cho theo sát lễ nghi từ thời xưa nhất". Cô dâu xinh đẹp diện cổ phục chia sẻ thêm.
Chưa dừng ở đó, cặp đôi còn nhận về sự ủng tuyệt đối từ hai bên gia đình. Bố mẹ 2 bên và dàn bưng quả (bê tráp), tất cả khoảng 20 người đều mặc Việt phục.
Mới đây, tài khoản TikTok @sangle.makeupartist đã đăng tải đoạn clip quay cảnh một lễ cưới ở Đồng Nai mà điểm đặc biệt là cô dâu diện cổ phục Việt Nam.
Trong đám cưới tại Đồng Nai, cô dâu dù người chẳng "phủ vàng" vẫn ngay lập tức trở thành tâm điểm của sự chú ý vì nhan sắc "không phải dạng vừa" cùng tạo hình siêu ấn tượng.
Thứ lọt vào mắt xanh của "nữ chính" không phải sơ rê hay áo dài mà là cổ phục, nói chính là chiếc áo Nhật Bình (áo xẻ trước ngực). Áo này vốn được sử dụng cho Hoàng tộc dưới thời nhà Nguyễn.
Vừa xuất hiện, cô dâu đã chiếm trọn ánh nhìn với chiếc áo tone trắng, đầu đội mấn xanh. Toàn bộ thân áo được trang trí bằng hoa văn dạng hình tròn khép kín, đan xen là những hình phượng múa cùng hoa lá đính thêm kim tuyến lấp la lấp lánh.