Giải đấu trên đất Qatar vào năm nay trở thành kỳ World Cup đắt đỏ nhất trong lịch sử. Nước chủ nhà chi 220 tỷ USD cho công tác tổ chức (dữ liệu từ Deloitte). Thậm chí, Con số trên vượt GDP dự kiến năm 2022 của nước chủ nhà (180 tỷ USD).Chi phí được Qatar đưa ra chủ yếu được tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm sân vận động, đường sá, tàu điện ngầm, sân bay mới và nhiều hạng mục khác. Ngoài ra, các chi phí khác như hoạt động truyền thông, thuê cựu danh thủ hay HLV nổi tiếng trên thế giới quảng bá cũng tiêu tốn hàng tỷ USD của nước chủ nhà.World Cup 2014 tại Brazil là kỳ World Cup tốn kém thứ hai trong lịch sử. Nước chủ nhà được cho là chi 15 tỷ USD cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra 8 năm trước.Chính phủ Brazil sau đó bị chỉ trích nặng nề vì chi số tiền lớn cho World Cup 2014.World Cup 2018 tại Nga là giải đấu tốn kém thứ ba trong lịch sử. Nước chủ nhà được cho là chi 11 tỷ USD cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra 4 năm trước.Để chuẩn bị cho giải đấu, chính phủ Nga và các nhà đầu tư chi số tiền lớn để xây dựng các sân vận động mới, cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông và tổ chức những sự kiện quảng bá.Hai thập niên trước, Hàn Quốc và Nhật Bản chi tổng cộng 7 tỷ USD để cùng đăng cai World Cup 2002.7 tỷ USD là con số lớn với hai quốc gia châu Á, song nó cũng đóng vai trò quan trọng giúp phát triển bóng đá ở Hàn Quốc và Nhật Bản.Nước chủ nhà Đức chỉ tiêu tốn 4,3 tỷ USD cho việc đăng cai World Cup 2006.Giải đấu 2006 được xem là kỳ World Cup thành công với nước chủ nhà về mặt danh tiếng lẫn kinh tế. Theo thống kê của Postbank, nước Đức thu về khoảng 3,5 tỷ USD doanh thu.World Cup năm 2010 tại Nam Phi có chi phí ước tính khoảng 3,6 tỷ USD.Nước chủ nhà Nam Phi tiêu tốn chi phí chủ yếu cho việc xây sân vận động và cơ sở vật chất. Riêng sân Cape Town tiêu tốn hơn 500 triệu USD ngân sách.
Giải đấu trên đất Qatar vào năm nay trở thành kỳ World Cup đắt đỏ nhất trong lịch sử. Nước chủ nhà chi 220 tỷ USD cho công tác tổ chức (dữ liệu từ Deloitte). Thậm chí, Con số trên vượt GDP dự kiến năm 2022 của nước chủ nhà (180 tỷ USD).
Chi phí được Qatar đưa ra chủ yếu được tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm sân vận động, đường sá, tàu điện ngầm, sân bay mới và nhiều hạng mục khác. Ngoài ra, các chi phí khác như hoạt động truyền thông, thuê cựu danh thủ hay HLV nổi tiếng trên thế giới quảng bá cũng tiêu tốn hàng tỷ USD của nước chủ nhà.
World Cup 2014 tại Brazil là kỳ World Cup tốn kém thứ hai trong lịch sử. Nước chủ nhà được cho là chi 15 tỷ USD cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra 8 năm trước.
Chính phủ Brazil sau đó bị chỉ trích nặng nề vì chi số tiền lớn cho World Cup 2014.
World Cup 2018 tại Nga là giải đấu tốn kém thứ ba trong lịch sử. Nước chủ nhà được cho là chi 11 tỷ USD cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra 4 năm trước.
Để chuẩn bị cho giải đấu, chính phủ Nga và các nhà đầu tư chi số tiền lớn để xây dựng các sân vận động mới, cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông và tổ chức những sự kiện quảng bá.
Hai thập niên trước, Hàn Quốc và Nhật Bản chi tổng cộng 7 tỷ USD để cùng đăng cai World Cup 2002.
7 tỷ USD là con số lớn với hai quốc gia châu Á, song nó cũng đóng vai trò quan trọng giúp phát triển bóng đá ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nước chủ nhà Đức chỉ tiêu tốn 4,3 tỷ USD cho việc đăng cai World Cup 2006.
Giải đấu 2006 được xem là kỳ World Cup thành công với nước chủ nhà về mặt danh tiếng lẫn kinh tế. Theo thống kê của Postbank, nước Đức thu về khoảng 3,5 tỷ USD doanh thu.
World Cup năm 2010 tại Nam Phi có chi phí ước tính khoảng 3,6 tỷ USD.
Nước chủ nhà Nam Phi tiêu tốn chi phí chủ yếu cho việc xây sân vận động và cơ sở vật chất. Riêng sân Cape Town tiêu tốn hơn 500 triệu USD ngân sách.