Điểm danh loạt di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam

Google News

Tính đến nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 14 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhã nhạc cung đình Huế
Ngày 7/11/2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.
Diem danh loat di san van hoa phi vat the cua Viet Nam
 Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…).
Được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam, đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà Rông mới…
Dân ca quan họ Bắc Ninh
Ngày 30/9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Diem danh loat di san van hoa phi vat the cua Viet Nam-Hinh-2
 Dân ca quan họ Bắc Ninh
Quan họ là những làn điệu dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ để biểu lộ tâm tình, ca tụng tình yêu thông qua những câu ca mộc mạc, đằm thắm. Hầu hết các bài Quan họ đều theo thể lục bát hay lục bát biến thể.
Ca trù
Ngày 1/10/2009, ca trù đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Ca trù (hay còn gọi là hát ả đào) có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống của người Việt. Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX trở về trước.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc
Ngày 16/11/2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi Thánh Gióng sinh ra) diễn ra từ ngày 7/9 tháng tư Âm lịch. Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn nơi Thánh hóa, cưỡi ngựa về trời) diễn ra từ ngày 6/8 tháng Giêng Âm lịch.
Hát Xoan
Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Và ngày 8/12/2017, Hát Xoan được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Ngày 5/12/2013, Đờn ca tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Ngày 27/11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghi lễ và trò chơi kéo co
Ngày 2/12/2015, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Ngày 7/12/2017, Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Diem danh loat di san van hoa phi vat the cua Viet Nam-Hinh-3
 Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái
Ngày 13/12/2019, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghệ thuật Xòe Thái
Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 13 đến 18/12/2021) tại Paris (Pháp), hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại./.
Thiên Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)