Cô gái 4 tháng 'chạy' thủ tục đưa cún cưng đi châu Âu

Google News

Huỳnh Trang đã mất 4 tháng để đưa được chó cưng sang Đan Mạch cùng mình. Tổng chi phí lên tới 15 triệu đồng, chưa kể tiền hủy chuyến gần 10 triệu đồng do không tìm hiểu kỹ.

Trong chuyến đi sang Copenhagen, Đan Mạch dài ngày để thăm gia đình, du lịch, chị Đinh Thị Huỳnh Trang (ngụ TP.HCM) đã thực hiện khá nhiều thủ tục phức tạp để có thể đưa theo chó cưng tên Fifi. Theo chị Trang, tổng thời gian để chuẩn bị thủ tục bay cho chú chó Fifi lên tới 4 tháng và chi phí là 15 triệu đồng (chưa tính phí hủy chuyến).

"Fifi đã sống cùng mình 6 năm nên trong chuyến đi dài ngày này, mình muốn đưa Fifi theo cùng. Chuyến đi du lịch cũng là thời gian để mình kiểm tra khả năng thích nghi thời tiết châu Âu của bạn ấy. Vì có thể mình sẽ sang Đan Mạch định cư trong thời gian tới”, chị Trang cho biết.

Co gai 4 thang 'chay' thu tuc dua cun cung di chau Au

Huỳnh Trang đã mất 4 tháng để hoàn thiện thủ tục đưa chó cưng sang Đan Mạch cùng mình.

Fifi là một chút chó giống Poodle, 6 tuổi. Trước đây, trong các chuyến du lịch, công tác trong nước, chị Trang thường xuyên đưa Fifi theo cùng. Fifi từng nhiều lần di chuyển xe khách giường nằm, tàu hỏa và một chuyến bay nội địa từ TPHCM - Hải Phòng.

“Thủ tục đưa thú cưng bay nội địa khá dễ dàng, chỉ cần làm giấy kiểm dịch trong vòng 24h tại trạm thú y quận và tuân thủ quy định hãng hàng không. Tuy nhiên thủ tục đưa thú cưng bay quốc tế phức tạp và tốn thời gian hơn nhiều”, chị Trang cho hay.

Bài viết chia sẻ về kinh nghiệm đưa Fifi bay cùng trong chuyến du lịch Đan Mạch của chị Trang được rất nhiều người quan tâm.

Chị Trang cho biết, ban đầu, vợ chồng chị khá bối rối về thủ tục đưa thú cưng sang châu Âu. Họ đã tìm tới một phòng khám thú cưng chuyên vận chuyển thú cưng quốc tế để nhờ tư vấn. Theo chị Trang, thủ tục được chuẩn bị khoảng 4 tháng trước ngày bay. Khâu đầu tiên là gắn chip, gửi mẫu kiểm tra bệnh dại sang Anh và đợi 4-5 tuần để nhận kết quả. Nếu không đạt chỉ số yêu cầu, việc gửi mẫu phải tiến hành lại từ đầu. Chi phí gửi mẫu kiểm tra sang Anh khoảng 7 triệu đồng.

Khi Fifi được thông báo đạt, chị Trang đến Cục Thú y vùng VI để hoàn thiện các giấy tờ kiểm dịch. “Bên phòng khám thú cưng có dịch vụ làm thủ tục nên mình chỉ cần đóng phí thôi”, chị Trang cho biết.

Co gai 4 thang 'chay' thu tuc dua cun cung di chau Au-Hinh-2

Co gai 4 thang 'chay' thu tuc dua cun cung di chau Au-Hinh-3

Bài viết chia sẻ về kinh nghiệm đưa Fifi bay cùng trong chuyến du lịch Đan Mạch của chị Trang được rất nhiều người quan tâm.

Sau khi hoàn thiện thủ tục giấy tờ, việc khó khăn tiếp theo là tìm hãng hàng không cho phép chuyên chở động vật. Theo chị Trang tìm hiểu, từ Việt Nam sang châu Âu chỉ có hai hãng cho phép động vật bay cùng người là Emirates và Turkish Airlines.

Turkish Airlines cho phép động vật được lên khoang hành khách ngồi chung với chủ còn Emirates thì động vật sẽ đi theo dạng hành lý ký gửi. Ban đầu, do chưa tìm hiểu kĩ và muốn chi phí thấp nhất có thể, chị Trang chọn vé Emirates.

Tuy nhiên, đến khi nhận thông báo, chị mới biết, hãng này chỉ cho động vật bay khi chuyến bay dưới 16 tiếng nhưng chuyến bay của chị Trang kéo dài 18 tiếng. Chị buộc lòng phải hủy toàn bộ vé máy bay để đổi sang hãng Turkish.

Thiệt hại của lần hủy vé này là 10 triệu đồng.

Từ kinh nghiệm bản thân, chị Trang khuyên du khách nên tìm hiểu thật kỹ quy trình và yêu cầu để đưa thú cưng đi máy bay, bao gồm:

  • Thú cưng phải nằm trong danh sách giống chó được cho lên máy bay.
  • Cân nặng của thú cưng tối đa là 8kg (bao gồm cả lồng) thì mới được phép đưa lên khoang cùng chủ nhân. Nếu cân nặng vượt 8kg, thú cưng sẽ phải ở khoang ký gửi hoặc đi theo dạng hành lý ký gửi, bay chuyến bay riêng. Theo chị Trang tìm hiểu, nếu đi theo dạng này, giá gửi 1 kiện hàng không dưới 4.000 USD (90 triệu đồng).
  • Thú cưng phải được huấn luyện tốt, quen việc vận chuyển trong lồng. Các giới hạn về kích thước, trọng lượng… thú cưng của mỗi hãng khác nhau nên du khách phải tìm hiểu thật kĩ.
  • Sau khi hoàn tất thủ tục kiểm định, mua vé, bước quan trọng nhất quyết định thú cưng có được bay quốc tế hay không là vượt qua vòng kiểm tra của cơ trưởng. Cơ trưởng sẽ trực tiếp kiểm tra thú cưng về mùi hôi, sức khỏe, việc mang thai, có khả năng gây tiếng ồn, làm ảnh hưởng hành khách khác hay không… Bên cạnh đó, dù đạt các tiêu chí trên thì mỗi chuyến bay Turkish cũng chỉ cho phép tối đa 2 thú cưng lên khoang hành khách. Nếu trên máy bay có hành khách dị ứng lông chó thì việc vận chuyển thú cưng cũng bị từ chối.
  • Về chi phí, chị Trang thống kê như sau: Cấy chip 350.000 đồng, tiêm phòng bệnh dại 100.000 đồng, gửi mẫu kiểm tra sang Anh 7 triệu đồng, thủ tục kiểm dịch thú y 3,6 triệu đồng, lồng theo yêu cầu của hãng 500.000 đồng.

    Vé máy bay cho động vật được tính theo cân nặng. Chi phí hãng Turkish là 29 Euro/kg. Fifi nặng 4,2 kg và lồng 1kg, tổng chi phí vé là khoảng 4 triệu đồng.

    Co gai 4 thang 'chay' thu tuc dua cun cung di chau Au-Hinh-4

    Co gai 4 thang 'chay' thu tuc dua cun cung di chau Au-Hinh-5

    Một vài ngày đầu sang Đan Mạch, Fifi đang chủ yếu nghỉ ngơi, làm quen cùng các thành viên trong gia đình và thời tiết, khí hậu.

    Trước ngày bay khoảng 8 tiếng, chị Trang khuyên du khách nên hạn chế cho thú cưng ăn để tránh chúng đi phân trên máy bay. Có thể cho thú cưng uống nước đều và đóng bỉm chuyên dụng. Theo chị Trang, Fifi được rèn từ nhỏ và thường xuyên di chuyển phương tiện công cộng nên rất ít sủa. Khi lên máy bay, chú chó này ngủ ngon lành.

    “Mình tới Đan Mạch sẽ về nhà người thân nên việc đưa em theo cùng khá tiện lợi. Nếu bạn ở khách sạn thì nên lưu ý tìm hiểu những nơi cho phép nhận thú cưng”, chị Trang cho biết.

    Một vài ngày đầu sang Đan Mạch, Fifi đang chủ yếu nghỉ ngơi, làm quen cùng các thành viên trong gia đình và thời tiết, khí hậu. Chị Trang đưa thú cưng đi tham quan một số điểm gần nhà như dạo phố, công viên. Thời gian tới, chị Trang có dự định đưa thú cưng này bay các chuyến trong khu vực EU.


    Theo Zing

    >> xem thêm

    Bình luận(0)