Sau gần 2 năm che chắn phục vụ trùng tu, di tích Chùa Cầu (thành phố Hội An, Quảng Nam) đã lộ diện, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.Theo đó, di tích Chùa Cầu đã được hoàn thành toàn bộ các hạng mục trùng tu gồm: Hệ nền, móng, mố, trụ cầu; hệ sàn, khung gỗ, mái; hệ thống điện, chống mối công trình... Ảnh: Tiền PhongDiện mạo mới của Chùa Cầu sau cuộc đại trùng tu đang nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Trong đó, nhiều người cho rằng việc trùng tu làm mất đi vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của công trình được coi là biểu tượng của đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), khiến cây cầu trở nên lạ lẫm so với trước đây.Tuy nhiên, nhiều du khách để lại ý kiến rằng họ thích thú với màu sắc hiện tại của Chùa Cầu Hội An.Màu sắc hoàn thiện sau tu bổ của Chùa Cầu được quyết định giữ nguyên màu hiện trạng của tất cả cấu kiện gỗ, bao gồm cả những chi tiết chạm khắc trang trí, hoành phi, liễn đối, không sơn vẽ gì thêm.Cấu kiện hoặc thành phần gia cố chỉ quét phủ chất bảo quản không màu. Tương tự phần thân mố, trụ cầu cũng hoàn toàn giữ nguyên không can thiệp về màu sắc.Việc phục hồi màu sắc, dù thế nào cũng không thể tránh làm cho di tích có phần "mới" ra, nhưng điều quan trọng hơn là đã giữ gìn được tính nguyên gốc, đảm bảo tính nguyên tắc trong tu bổ di tích phù hợp với bản chất vốn có của di tích.Cuối năm 2022, dự án đại trùng tu Chùa Cầu được tỉnh Quảng Nam triển khai. Đây được xem là lần trùng tu theo phương pháp hạ giải quy mô, bài bản nhất. Ảnh: Tạp chí Điện tử Đầu tư Tài chính.Chùa Cầu là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào đầu thế kỷ 17. Chiếc cầu dài 18m với 7 gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Ảnh: VTCChùa Cầu có dáng uốn cong mềm mại và được chạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán "Lai Viễn Kiều" nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến.
Sau gần 2 năm che chắn phục vụ trùng tu, di tích Chùa Cầu (thành phố Hội An, Quảng Nam) đã lộ diện, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.
Theo đó, di tích Chùa Cầu đã được hoàn thành toàn bộ các hạng mục trùng tu gồm: Hệ nền, móng, mố, trụ cầu; hệ sàn, khung gỗ, mái; hệ thống điện, chống mối công trình... Ảnh: Tiền Phong
Diện mạo mới của Chùa Cầu sau cuộc đại trùng tu đang nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Trong đó, nhiều người cho rằng việc trùng tu làm mất đi vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của công trình được coi là biểu tượng của đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), khiến cây cầu trở nên lạ lẫm so với trước đây.
Tuy nhiên, nhiều du khách để lại ý kiến rằng họ thích thú với màu sắc hiện tại của Chùa Cầu Hội An.
Màu sắc hoàn thiện sau tu bổ của Chùa Cầu được quyết định giữ nguyên màu hiện trạng của tất cả cấu kiện gỗ, bao gồm cả những chi tiết chạm khắc trang trí, hoành phi, liễn đối, không sơn vẽ gì thêm.
Cấu kiện hoặc thành phần gia cố chỉ quét phủ chất bảo quản không màu. Tương tự phần thân mố, trụ cầu cũng hoàn toàn giữ nguyên không can thiệp về màu sắc.
Việc phục hồi màu sắc, dù thế nào cũng không thể tránh làm cho di tích có phần "mới" ra, nhưng điều quan trọng hơn là đã giữ gìn được tính nguyên gốc, đảm bảo tính nguyên tắc trong tu bổ di tích phù hợp với bản chất vốn có của di tích.
Cuối năm 2022, dự án đại trùng tu Chùa Cầu được tỉnh Quảng Nam triển khai. Đây được xem là lần trùng tu theo phương pháp hạ giải quy mô, bài bản nhất. Ảnh: Tạp chí Điện tử Đầu tư Tài chính.
Chùa Cầu là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào đầu thế kỷ 17. Chiếc cầu dài 18m với 7 gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Ảnh: VTC
Chùa Cầu có dáng uốn cong mềm mại và được chạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán "Lai Viễn Kiều" nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến.