Cuối tháng 12/2022, UBND TP Hội An khởi công Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu. Cùng với việc trùng tu, di tích này vẫn mở cửa phục vụ du khách đến tham quan.Dù đang trong cuộc đại trùng tu, Chùa Cầu vẫn đón lượng đông du khách tham quan. Bên trong di tích, những cột chống, dây bảo vệ được chăng để đảm bảo an toànDù trải qua 7 lần sửa chữa, chùa Cầu vẫn trong tình trạng xuống cấp nguy hiểm nên cần giải pháp trùng tu toàn diện.Bên trong Chùa Cầu nhìn ra sông Hoài. Chị Cẩm Nhung (đến từ Hà Nội) cho hay đã nhiều lần đến Hội An, lần nào cũng phải chạm tay vào di tích chùa Cầu. Tuy nhiên lần này chị bất ngờ khi thấy di tích bị "băng bó". “Mấy đợt trước mình hay đứng ở trong khu vực chùa Cầu phóng tầm mắt ra phía sông Hoài, cảm giác rất thích. Rất tiếc là hôm nay mình không được ngắm nhìn Chùa Cầu một cách trọn vẹn” – chị Nhung chia sẻ.Trên MXH, nhiều dân phượt tranh thủ khoe những bức ảnh check-in chùa Cầu của mình.Không ít những bức ảnh đẹp tại chùa Cầu - Hội An được dân mạng đăng tải trong thời gian gần đây.Chùa Cầu Hội An được ví là điểm sáng của du lịch Hội An với cảnh sắc trầm mặc. Địa danh này còn chứng kiến sự thay đổi của lịch sử với vô vàn biến cố, đổi thay. Có lẽ vì vậy mà nơi đây đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.Chùa Cầu Hội An nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, phố cổ Hội An. Bất cứ ai đến với địa danh này đều ấn tượng bởi vẻ uy nghi như minh chứng cho lịch sử. Đồng thời, chất chứa trong đó niềm tin, hi vọng của người dân nơi đây.Chùa Cầu ở Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản góp tiền.Ngoài ra, nơi đây còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do chùa Cầu có kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Bên cạnh đó năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, mang nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.
Cuối tháng 12/2022, UBND TP Hội An khởi công Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu. Cùng với việc trùng tu, di tích này vẫn mở cửa phục vụ du khách đến tham quan.
Dù đang trong cuộc đại trùng tu, Chùa Cầu vẫn đón lượng đông du khách tham quan. Bên trong di tích, những cột chống, dây bảo vệ được chăng để đảm bảo an toàn
Dù trải qua 7 lần sửa chữa, chùa Cầu vẫn trong tình trạng xuống cấp nguy hiểm nên cần giải pháp trùng tu toàn diện.
Bên trong Chùa Cầu nhìn ra sông Hoài. Chị Cẩm Nhung (đến từ Hà Nội) cho hay đã nhiều lần đến Hội An, lần nào cũng phải chạm tay vào di tích chùa Cầu. Tuy nhiên lần này chị bất ngờ khi thấy di tích bị "băng bó". “Mấy đợt trước mình hay đứng ở trong khu vực chùa Cầu phóng tầm mắt ra phía sông Hoài, cảm giác rất thích. Rất tiếc là hôm nay mình không được ngắm nhìn Chùa Cầu một cách trọn vẹn” – chị Nhung chia sẻ.
Trên MXH, nhiều dân phượt tranh thủ khoe những bức ảnh check-in chùa Cầu của mình.
Không ít những bức ảnh đẹp tại chùa Cầu - Hội An được dân mạng đăng tải trong thời gian gần đây.
Chùa Cầu Hội An được ví là điểm sáng của du lịch Hội An với cảnh sắc trầm mặc. Địa danh này còn chứng kiến sự thay đổi của lịch sử với vô vàn biến cố, đổi thay. Có lẽ vì vậy mà nơi đây đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.
Chùa Cầu Hội An nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, phố cổ Hội An. Bất cứ ai đến với địa danh này đều ấn tượng bởi vẻ uy nghi như minh chứng cho lịch sử. Đồng thời, chất chứa trong đó niềm tin, hi vọng của người dân nơi đây.
Chùa Cầu ở Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản góp tiền.
Ngoài ra, nơi đây còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do chùa Cầu có kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Bên cạnh đó năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, mang nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.