Nhiều người làm gà vịt rất nhanh cũng có những người khổ sở và vật vã. Nhìn qua tưởng làm gà vịt quá dễ nhưng sự thật đâu có phải như vậy. Đặc biệt nỗi khổ của người làm lông vịt là vặt lông xong lại đối mặt với vấn đề lông măng. Nhưng khổ nỗi nếu như gặp phải con vịt có lông măng thì nhổ lông mãi cũng không thể hết.
Mới đây, một chàng trai đã chia sẻ hình ảnh về con vịt sau khi làm sạch lớp lông bên ngoài. Tưởng như vậy là xong, ai ngờ sau khi vặt xong lớp lông bên ngoài, trên da vịt mọc tua tủa lông măng. Nhìn qua lớp lông măng bất cứ ai cũng ngao ngán và không biết nên xử trí thế nào.
Nguyên nhân được xác định là do người mua đã không biết chọn con vịt trưởng thành mà lại chọn con vịt quá non. Không chỉ thịt nhão, kém ngon mà lông tơ nhiều sẽ khiến việc làm lông vô cùng mất thời gian. Sau khi hình ảnh lông măng được đăng tải nhiều dân mạng cũng đau đầu hiến kế.
"Nhìn lớp lông thế này nếu tiếp tục nhổ lông thì vài ngày mới xong. Cách tốt nhất là lọc da bên ngoài lấy phần thịt thôi, nếu không tốn thêm vài ba tiếng cặm cụi", một người bình luận.
Một người khác thẳng thắn nói: "Như thế này là do chọn vịt kém rồi. Người ta chọn con vịt lớn, trưởng thành chứ chọn con vịt non thì không ngon đâu".
Hầu hết ý kiến cho rằng nhìn con vịt trông đáng sợ và kinh dị. "Làm lông vịt mà không biết cách thì chỉ có ốm đời vặt lông măng thôi".
Cho nên kinh nghiệm khi chọn vịt cần lưu ý là vịt có phần ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Nếu chọn vịt non thì lông tơ nhiều, vặt lông mất thời gian, thịt nhão kém ngon. Cách để nhận ra vịt non và vịt già là qua phần mỏ. Nếu như vịt già thì mỏ nhỏ và cứng, còn vịt non thì mỏ to và mềm. Vịt đã đẻ nhiều lứa thịt vịt khi chế biến cũng khá thơm. Loại vịt này thì bụng dưới xệ xuống. Ngược với chọn gà khi chọn ăn thịt vịt thì nên lấy vịt đực, bởi vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.
Nước nóng ngâm vịt phải là nước nóng 95 độ C hoặc sôi 100 độ C. Nếu dùng nước quá nguội sẽ khó nhổ lông hoặc nhổ xong cũng bị rách da. Nếu muốn nhổ lông thì pha thêm chút dấm trong nước.