Những giấc ngủ ngắn là điều mà các sinh viên ngành Y quá quen thuộc trong những lần đi thực tập của mình tại các bệnh viện. Thậm chí, họ còn truyền tai nhau rằng chỉ cần được chợp mắt 5 phút thôi là đủ hạnh phúc lắm rồi.Như đã biết, ngành Y cũng là 1 trong những ngành học khó nhất, điểm đầu vào bao giờ cũng thuộc top cao nhất trong các trường dù ở Việt Nam hay trên thế giới. Những sinh viên của ngành học này thường xuyên phải tiếp bệnh nhân và thời gian ngủ của họ là rất quý giá.Mới đây, câu chuyện và những hình ảnh của một sinh viên Y khoa được chia sẻ trên một diễn đàn dưới đây thêm một lần cho chúng ta thấy được nỗi vất vả các sinh viên thực tập gian nan đến mức nào.Ngay sau khi câu chuyện và những hình ảnh về những tư thế ngủ bá đạo của sinh viên ngành Y được đăng tải, dân mạng đã đưa ra rất nhiều ý kiến. Đa phần đều thông cảm rằng, các bạn sinh viên này quả là vất vả đến giấc ngủ thôi với họ cũng là thứ quá xa xỉ.Cũng là 1 sinh viên ngành Y, bạn Kim Huệ chia sẻ: "Thực sự học Y rất mệt, sáng đi học, chiều đi học, tối đi trực nguyên đêm, hết ngày! Ban đêm mọi người chăn ấm nệm êm thì mình ngủ vật vờ chỗ trực, hết gầm bàn đến gầm ghế, thậm chí ngay dưới sàn nhà lạnh lẽo. Ngày lễ, Tết cũng thế, ai ai cũng đi chơi với người yêu, quây quần bên gia đình còn mình vẫn phải đi trực."Bạn Thu Thảo, 1 sinh viên ngành Dược cũng cho biết: "Đừng nghĩ chỉ có ngành Y mới vất vả, học ngành Dược cũng khổ chẳng kém. Chia tay người yêu chỉ vì nhỡ đăng ký học ngành này."Trong ca trực, hầu như các sinh viên Y khoa họ chỉ mong có chỗ ngả lưng. Dù không phải là bác sĩ, y tá chính thức nhưng các bạn vẫn phải tập làm quen với công việc tại bệnh viện, nhà thuốc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Ca trực trung bình thường có 4-6 sinh viên, trước 24h là cả team cùng trực còn sau đó chia nhau để tranh thủ chợp mắt. Đây là điều mà nhiều bạn đã chia sẻ.Học Y mệt là thế nhưng cũng rất vui, được trải nghiệm tất tần tật những thứ ở bệnh viện mà không phải ai cũng có cơ hội.Càng vất vả, các sinh viên càng thấm thía và càng cố gắng, vì họ hiểu công việc của mình sau này là cứu người, giúp người nên việc học hành, thực tập phải thực sự nghiêm túc.
Những giấc ngủ ngắn là điều mà các sinh viên ngành Y quá quen thuộc trong những lần đi thực tập của mình tại các bệnh viện. Thậm chí, họ còn truyền tai nhau rằng chỉ cần được chợp mắt 5 phút thôi là đủ hạnh phúc lắm rồi.
Như đã biết, ngành Y cũng là 1 trong những ngành học khó nhất, điểm đầu vào bao giờ cũng thuộc top cao nhất trong các trường dù ở Việt Nam hay trên thế giới. Những sinh viên của ngành học này thường xuyên phải tiếp bệnh nhân và thời gian ngủ của họ là rất quý giá.
Mới đây, câu chuyện và những hình ảnh của một sinh viên Y khoa được chia sẻ trên một diễn đàn dưới đây thêm một lần cho chúng ta thấy được nỗi vất vả các sinh viên thực tập gian nan đến mức nào.
Ngay sau khi câu chuyện và những hình ảnh về những tư thế ngủ bá đạo của sinh viên ngành Y được đăng tải, dân mạng đã đưa ra rất nhiều ý kiến. Đa phần đều thông cảm rằng, các bạn sinh viên này quả là vất vả đến giấc ngủ thôi với họ cũng là thứ quá xa xỉ.
Cũng là 1 sinh viên ngành Y, bạn Kim Huệ chia sẻ: "Thực sự học Y rất mệt, sáng đi học, chiều đi học, tối đi trực nguyên đêm, hết ngày! Ban đêm mọi người chăn ấm nệm êm thì mình ngủ vật vờ chỗ trực, hết gầm bàn đến gầm ghế, thậm chí ngay dưới sàn nhà lạnh lẽo. Ngày lễ, Tết cũng thế, ai ai cũng đi chơi với người yêu, quây quần bên gia đình còn mình vẫn phải đi trực."
Bạn Thu Thảo, 1 sinh viên ngành Dược cũng cho biết: "Đừng nghĩ chỉ có ngành Y mới vất vả, học ngành Dược cũng khổ chẳng kém. Chia tay người yêu chỉ vì nhỡ đăng ký học ngành này."
Trong ca trực, hầu như các sinh viên Y khoa họ chỉ mong có chỗ ngả lưng. Dù không phải là bác sĩ, y tá chính thức nhưng các bạn vẫn phải tập làm quen với công việc tại bệnh viện, nhà thuốc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ca trực trung bình thường có 4-6 sinh viên, trước 24h là cả team cùng trực còn sau đó chia nhau để tranh thủ chợp mắt. Đây là điều mà nhiều bạn đã chia sẻ.
Học Y mệt là thế nhưng cũng rất vui, được trải nghiệm tất tần tật những thứ ở bệnh viện mà không phải ai cũng có cơ hội.
Càng vất vả, các sinh viên càng thấm thía và càng cố gắng, vì họ hiểu công việc của mình sau này là cứu người, giúp người nên việc học hành, thực tập phải thực sự nghiêm túc.