Ở miền Bắc cứ từ tháng 1 đến tháng 3 số người mắc bệnh đường hô hấp tăng đột biến. Hiện tượng hắt hơi, xổ mũi kéo dài khiến mũi họng nghẹt lại rất khó chịu. Đa phần đó là phản ứng của cơ thể trước thời tiết gây nên cảm cúm nhưng cũng có rất nhiều trường hợp bệnh chuyển thành viêm mũi, xoang.
|
Cảm cúm nếu không điều trị có thể dẫn tới biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, viêm mũi, xoang, viêm tai giữa. |
Biến chứng khi mắc cảm cúm kéo dài
Hắt hơi, cảm cúm chỉ là bệnh thông thường nhưng nếu không chữa trị triệt để dễ dẫn tới viêm mũi, xoang. Cảm cúm thường phát triển nhanh khi người bệnh nhiễm virut. Triệu chứng của bệnh là sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, đau mỏi toàn thân, không muốn ăn, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy mũi, đôi khi nhiễm trùng tai.
Cảm cúm kéo dài từ 3-5 ngày, sau đó các dấu hiệu bệnh từ từ lui nhưng ho và mệt mỏi thì vẫn còn. Cảm cúm nếu không điều trị có thể dẫn tới biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, viêm mũi, xoang, viêm tai giữa. Để chữa cảm cúm thường người bệnh được bác sĩ kê thuốc co mạch, chống xung huyết mũi, paracetamol để giảm nhức đầu. Khi cảm cúm kéo dài trên 7 ngày dễ dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó phải cảnh giác với biến chứng viêm mũi, xoang.
Chữa cảm cúm kết hợp phòng và điều trị viêm mũi, xoang
Khi mới mắc bệnh, người bệnh cần xịt rửa mũi thường xuyên để làm thông thoáng đường thở, tránh mủ nhầy chảy xuống họng gây viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang. Khi đã mắc viêm mũi, xoang, amidan, viêm tai giữa cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ bởi đây là những bệnh đã mắc sẽ hay tái phát, đặc biệt là viêm mũi, xoang. Ths. BS Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 cho biết, viêm mũi, xoang rất dai dẳng và khó chữa dứt nên để phòng và điều trị bệnh, một trong những bài thuốc cổ nổi tiếng để chữa cảm cúm, viêm mũi, xoang là Thương nhĩ tử tán.
Phương thang này do y gia trứ danh Nghiêm Dụng Hoà, tự Tử lễ, người Giang Tây, Trung Quốc sáng chế và được ghi lại trong trước tác Tế sinh phương nổi tiếng của ông với thành phần đơn giản gồm: Thương nhĩ tử, tân di, bạch chỉ, bạc hà. Thương nhĩ tử tán có công dụng tán phong hàn, thông tỵ khiếu (làm thông mũi), chỉ đầu thống (chống đau đầu), thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang như Tỵ cừu (chảy nước mũi trong và hắt hơi nhiều), Tỵ tắc (ngạt mũi), Tỵ thế (chảy nước mũi), Tỵ trất (Ngạt mũi), Tỵ uyên (chảy nước mũi tanh hôi kéo dài)..., tương ứng với y học hiện đại là các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính.
Trong phương, thương nhĩ tử vị cay đắng, tính ấm, có công dụng thông mũi, trừ phong thấp, chỉ thống (giảm đau) ; bạch chỉ vị cay, tính ấm, có công dụng giải biểu, trừ phong táo thấp, tiêu thũng bài nùng (chống phù nề và làm hết mủ), chỉ thống ; tân di vị cay, tính ấm, có công dụng tán phong hàn, thông tỵ khiếu; bạc hà vị cay, tính mát, có công dụng sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mục, lợi hầu, thấu chẩn.
Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm sử dụng Thương nhĩ tử tán, tiến hành gia giảm hợp lý và bằng công nghệ hiện đại, nhiều loại đông dược thành phẩm trị các bệnh lý viêm mũi xoang đã ra đời dưới các dạng bào chế hiện đại, tiện cho người bệnh nếu muốn chữa cảm cúm, viêm mũi, xoang bằng đông y.
Thuốc tham khảo:
Công dụng: Tiêu viêm, thông mũi chủ trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tĩnh..
Sử dụng: Bài thuốc cổ nổi tiếng của danh y Nghiệm Dung Hòa (đời Tống) " Thương nhĩ tử tán"
Thành phần: Thương nhĩ tử, tân di hoa, bạc hà, kim ngân hoa, bạch chỉ, phòng phong, hoàng kỳ, bạch truật.
Sản xuất và phân phối: Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex.