Dưới đây là những tai nạn khi bé đi học bơi mà con bạn có thể gặp phải.
Chết đuối cạn.
Đây là tai nạn rất dễ gặp ở các bé dưới 5 tuổi. Trẻ có thể gặp phải tình trạng đuối cạn nếu chẳng may hít phải quá nhiều nước bể bơi, nước trọng chậu thậm chí khi nghịch nước tại nhà.
Các triệu chứng không biểu hiện ngay lập tức mà sau đó nhiều giờ, thậm chí gần một ngày. Chết đuối cạn dễ dẫn tới phù phổi gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Phù phổi cấp.
Tình trạng phù phổi cấp thường xảy ra do trẻ sặc nước, hít phải nước khi đi bơi. Nước bị bé hít vào phổi sẽ tích tụ bên trong phổi. Ban đầu lượng nước ít thường chưa có biểu hiện triệu chứng gì.
Những vài giờ sau phổi có thể bị kích thích tiết ra dịch và dẫn tới hiện tượng phù phổi, làm trẻ khó thở hoặc không thể thở được, có thể gây tổn thương não, tử vong.
Chuột rút.
Chuột rút cũng là tai nạn dễ gặp phải khi đi bơi ngay cả với người lớn. Bé bị chuột rút nếu không phát hiện kịp thời rất dễ bị chết đuối do vùng vẫn quá lâu dẫn tới ngột nước.
Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng chuột rút khi đi bơi là do thiếu ôxy cho cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu hoặc hạ kali máu khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp.
|
Khi thấy bé gặp nạn lúc đang bơi hãy tiến hành sơ cứu ngay đúng cách. |
Sốc nhiệt.
Sốc nhiệt rất dễ xảy ra khi bé đi bơi giữa trưa mùa hè hoặc đầu giờ chiều khi mà nhiệt độ ngoài trời quá cao và gay gắt. Bởi khi đó không những cơ thể bị mất nước, kiệt sức mà còn dễ bị cảm nắng, sốc nhiệt gây ra nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tai nạn giật nước.
Đây là một dạng ngạt nước thường hay xảy ra với trẻ và cả người lớn, thậm chí những người đã biết bơi.
Nguyên nhân xảy ra có thể là do chấn thương vì sức ép vào vùng thượng vị, nhãn cầu và vùng sinh dục. Đôi khi cũng xảy ra trong tình trạng người bơi gập hoặc ưỡn quá mức đốt sống cổ.
Ngoài ra, tình trạng sốc nhiệt cũng khiến làm co mạch đột ngột, gây tăng đột ngột thể tích tuần hoàn về tim gây ra.