Tự làm dấm ăn từ cơm thừa và chuối

Google News

(Kiến Thức) - Lo lắng trước việc nhiều loại dấm ăn trên thị trường được pha bằng hóa chất độc hại, bạn có thể tự tay làm dấm ăn thơm ngon, an toàn từ cơm thừa hoặc quả chuối chín cho gia đình mình.

Dấm gạo từ cơm thừa.
Nguyên vật liệu: Cơm đã nấu chín, 1 miếng vải bọc, đường trắng, men bia, lòng trắng trứng, lọ thủy tinh.
Để làm dấm dạo từ phần cơm thừa đầu tiên bạn phải ngâm cơm trong nước sạch ít nhất 4h hoặc ngâm qua đêm trong nước và để trong tủ lạnh để cơm không bị thiu. Chú ý chỉ đổ nước lấp xấp mặt cơm.
 
Sau khi cơm đã ngâm đủ thời gian, dùng miếng vải mịn bọc hỗn hợp cơm này, lọc bỏ xác cơm và chỉ lấy phần nước ngâm.
Sau khi lọc xong bạn có thể pha nước cơm với đường theo tỉ lệ một chén nước cơm ngâm với ¾ chén đường thành hỗn hợp thống nhất.
Sau khi pha xong cho hỗn hợp này vào nồi và bắt lên bếp nấu trong khoảng 20 phút với lửa vừa phải, sau đó nhắc xuống để nguội.
Sau khi nước nguội bạn cho hỗn hợp đã nguội trên với men bia theo tỷ lệ 1: 1.
Để hỗn hợp lên men trong vòng từ 4 đến 7 ngày tới khi hỗn hợp dậy hương thơm sau 4 tuần là có thể sử dụng.
Cuối cùng trước khi lấy dấm ra sử dụng, bạn nên đun sôi hỗn hợp này với lòng trắng trứng với tỷ lệ 40 cốc hỗn hợp với 2 lòng trắng trứng là có thể sử dụng. Bảo quản dấm trong ngăn mát tủ lạnh.
Dấm chuối chín
Nguyên liệu cần có: Chuối tiêu chín 6-7 quả, 1 lít nước dừa tươi, nước lọc, 100ml rượi trắng 30-35 độ, lọ thủy tinh 7-10 lít.
 
Cách làm: Rửa sạch bình thủy tinh, cho nước dừa tươi, chuối chín đã bóc vỏ, rượu vào hũ thủy tinh, sau đó đổ nước vào ngập 2/3 thể tích lọ thủy tinh sau đó đậy nắp, để chỗ thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để ủ dấm. 
Bạn phải ủ dấm trong 45-60 ngày tới khi trên bề mặt hỗn hợp kết một lớp men vi sinh như một lớp váng trắng đục. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, để càng lâu càng chua, canh chừng thời gian, nếm thử thấy độ chua vừa ý thì chắt giấm ra một chính bình hoặc lọ khác. Cố gắng làm khéo léo không để con dấm trôi ra theo.
Giấm sau khi đã chắt ra bạn lấy một túi vải thưa và lọc cho dấm trong. Dấm chắt ra có thể dùng được ngay, muốn để dành dấm được lâu bạn đổ toàn bố số dấm vào nồi nấu sôi sau đó để nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn ăn được.
 
Sau khi đã chắt giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, đổ vào hũ giấm và cũng chỉ đổ nước vào 2/3 hũ dấm để nuôi dấm lần 2. 1 hũ dấm chuối như vậy bạn có thể nuôi được 3 lần dấm trước khi bỏ đi.
Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục. Có thể thay chuối chín bằng quả dứa chín cắt lát, dấm dứa thường rất thơm, dấm có màu vàng.
Ngọc Nga

Bình luận(0)