Chế biến ở nhiệt độ cao. Duy trì nhiệt độ phù hợp đặc biệt quan trọng khi bạn thực hiện món ốp lết hay trứng tráng. Nguyên nhân là nhiệt độ cao khiến bạn khó kiểm soát được, khiến món ăn dễ bị cháy khét hoặc khô xác mất ngon.
Luộc trứng quá lâu. Khi luộc lâu, bề mặt của lòng đỏ trứng sẽ chuyển thành màu tro xanh. Nguyên nhân của sự đổi màu này là do trong lòng đỏ trứng, phần tử sắt kết hợp với phần tử sunphát của lòng trắng tạo ra chất sun phát sắt thiếu. Chất này rất khó hấp thu, làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng. Với các món như ốp, tráng thì việc nấu nướng quá lâu cũng khiến món ăn không giữ được sự hấp dẫn vốn có.Dùng bát nhôm đánh trứng. Trứng gà không nên đựng trong đồ nhôm để đánh tan. Nguyên nhân là khi tiếp xúc với chất nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro trắng, lòng đỏ sẽ biến thành màu xanh.Cho mì chính khi tráng trứng gà. Bản thân trứng gà chứa thành phần tương đồng với mì chính. Khi tráng trứng gà bỏ thêm mì chính không những lãng phí mà còn làm mất vị thơm ngon của trứng.Thêm sữa, kem vào món ăn. Nhiều bà nội trợ thường thêm sữa, kem để tăng hương vị cho món trứng. Tuy nhiên, bạn nên bỏ thói quen này bởi việc thêm chất lỏng dễ khiến trứng rã rời mất ngon.
Sử dụng chảo sai kích cỡ. Sử dụng kích thước chảo phù hợp giúp món ốp, tráng nở đều, tơi xốp. Nếu sử dụng chảo quá to, lớp trứng dễ bị dàn mỏng, nhanh bị cháy sém. Trong khi đó, một chiếc chảo quá nhỏ khiến miếng trứng trở nên dày cộp. Tốt nhất, bạn chỉ nên tráng 2 quả trứng với chiếc chảo rộng khoảng 20cm.
Ngâm trứng luộc với nước lã. Nước lã giúp trứng nguội nhanh chóng. Tuy nhiên, trứng vốn có lớp màng bảo vệ bên ngoài nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng không còn lớp màng này. Bên cạnh đó, khi ngâm trứng trong nước, “túi khí” bên trong trứng có tác dụng cản trở khí lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng thâm nhập vào bên trong, khiến trứng bị biến chất và nhanh hỏng.Dùng trứng để qua đêm. Việc chế biến rồi bảo quản trong nhiệt độ thấp dưới 10 độ C giúp trứng vẫn giữ được lượng dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, nếu để chúng ở môi trường thông thường, lòng đỏ trứng có nguy cơ bị vi khuẩn thâm nhập khiến người ăn dễ đối diện với nguy cơ đầy hơi hoặc các vấn đề về dạ dày.
Chế biến ở nhiệt độ cao. Duy trì nhiệt độ phù hợp đặc biệt quan trọng khi bạn thực hiện món ốp lết hay trứng tráng. Nguyên nhân là nhiệt độ cao khiến bạn khó kiểm soát được, khiến món ăn dễ bị cháy khét hoặc khô xác mất ngon.
Luộc trứng quá lâu. Khi luộc lâu, bề mặt của lòng đỏ trứng sẽ chuyển thành màu tro xanh. Nguyên nhân của sự đổi màu này là do trong lòng đỏ trứng, phần tử sắt kết hợp với phần tử sunphát của lòng trắng tạo ra chất sun phát sắt thiếu. Chất này rất khó hấp thu, làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng. Với các món như ốp, tráng thì việc nấu nướng quá lâu cũng khiến món ăn không giữ được sự hấp dẫn vốn có.
Dùng bát nhôm đánh trứng. Trứng gà không nên đựng trong đồ nhôm để đánh tan. Nguyên nhân là khi tiếp xúc với chất nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro trắng, lòng đỏ sẽ biến thành màu xanh.
Cho mì chính khi tráng trứng gà. Bản thân trứng gà chứa thành phần tương đồng với mì chính. Khi tráng trứng gà bỏ thêm mì chính không những lãng phí mà còn làm mất vị thơm ngon của trứng.
Thêm sữa, kem vào món ăn. Nhiều bà nội trợ thường thêm sữa, kem để tăng hương vị cho món trứng. Tuy nhiên, bạn nên bỏ thói quen này bởi việc thêm chất lỏng dễ khiến trứng rã rời mất ngon.
Sử dụng chảo sai kích cỡ. Sử dụng kích thước chảo phù hợp giúp món ốp, tráng nở đều, tơi xốp. Nếu sử dụng chảo quá to, lớp trứng dễ bị dàn mỏng, nhanh bị cháy sém. Trong khi đó, một chiếc chảo quá nhỏ khiến miếng trứng trở nên dày cộp. Tốt nhất, bạn chỉ nên tráng 2 quả trứng với chiếc chảo rộng khoảng 20cm.
Ngâm trứng luộc với nước lã. Nước lã giúp trứng nguội nhanh chóng. Tuy nhiên, trứng vốn có lớp màng bảo vệ bên ngoài nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng không còn lớp màng này. Bên cạnh đó, khi ngâm trứng trong nước, “túi khí” bên trong trứng có tác dụng cản trở khí lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng thâm nhập vào bên trong, khiến trứng bị biến chất và nhanh hỏng.
Dùng trứng để qua đêm. Việc chế biến rồi bảo quản trong nhiệt độ thấp dưới 10 độ C giúp trứng vẫn giữ được lượng dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, nếu để chúng ở môi trường thông thường, lòng đỏ trứng có nguy cơ bị vi khuẩn thâm nhập khiến người ăn dễ đối diện với nguy cơ đầy hơi hoặc các vấn đề về dạ dày.