Thịt lợn cắp nách: Đây là một trong những đặc sản ngon nổi tiếng ở Sapa. Lợn được nuôi thả rong nên sức đề kháng tốt, ăn cây củ dại hàng ngày nên thịt ngọt tự nhiên, không lẫn với các loại thịt khác. Một con lợn bản chỉ nặng chừng 10 kg, được chế biến thành món hấp, nướng, xào, quay. Muối chấm để ăn các món này được giã cùng ớt xanh, lá nhội, hạt dổi, mắc khén. Ảnh: FoodclickThịt gừng: Món ăn truyền thống của người Nùng Dín được làm từ các loại xương sườn, xương sống và thủ lợn. Những nguyên liệu này được đem băm nhỏ rồi bóp cùng muối, một ít rượu ngô và khá nhiều gừng tươi giã nhỏ vắt nước. Sau đó, phần thịt đã sơ chế này được mang bỏ vào chum và đổ nước lên, đậy kín, bao giờ muốn ăn mới lấy ra nấu. Món thịt gừng hấp hoặc thịt gừng kho sền sệt đều rất đưa cơm. Ảnh: Locadulich.Món gỏi cá hồi: Đến Sapa, bạn cũng nên thử các món ngon liên quan tới cá hồi, cá tầm tươi. So với cá nhập khẩu, cá hồi Sapa tươi ngon, thịt chắc, không có mỡ, thớ thịt săn hơn hẳn. Trong buổi chiều lạnh Sapa, khách du lịch ngồi quây quần bên nhau, cuộn gỏi những miếng cá hồi tươi mỏng với rau sống, chấm mắm ớt hay chanh muối, xong rồi xì xụp quanh nồi lẩu cá hồi nóng hổi thì không còn gì tuyệt hơn. Ảnh: Laodong.Thắng cố: Món ăn của người dân tộc H’mông được giữ cách chế biến cổ truyền tại các phiên chợ Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa. Một chảo thắng cố bao gồm thịt và nội tạng ngựa được ninh nhừ trên bếp than. Nguyên liệu được ướp sẵn với thảo quả, quế chi, hoa hồi và nhiều gia vị truyền thống khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng dám thử món thắng cố này. Ảnh: Dituphuong.Đồ nướng: Các món nướng ở Sapa được tẩm ướp với các loại gia vị riêng, khi nướng xong rất kích thích vị giác của người thưởng thức. Khoảng đầu giờ chiều hoặc tối muộn, nhiều gian hàng ở đây bày la liệt các món nướng vô cùng hấp dẫn như thịt lợn quấn rau cải, thịt bò quấn nấm kim châm, chân gà, cánh gà, cơm lam, trứng nướng, mướp đắng nhồi thịt, nấm hương, lòng lợn, dạ dày lợn...Thịt trâu gác bếp: Từ thói quen dự trữ thức ăn, người Mông thường xâu và treo các loại thịt như thịt lợn, thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa lên gác bếp để sấy khô ăn dần dần. Thịt trâu được hạ xuống sau 8 tháng đến một năm. Khói ám lâu ngày khiến thịt trâu có mùi hắc hơi khó ngửi, tuy nhiên càng nhai càng ngọt, từng thớ thịt cay thơm khiến những ai từng thưởng thức khó lòng quên được. Ảnh: Foody.Mầm đá: Ở Sa Pa, rau cải mầm đá chỉ xuất hiện từ khoảng tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, không dễ để tìm mua. Mầm đá có vị như ngồng cải bình thường nhưng ngọt và thơm hơn, thường dùng kèm với muối vừng hoặc trứng dầm nước mắm. Mầm đá xào thịt trâu là món ăn gây hứng thú cho dân nhậu, nhất là khi bên cạnh có chén rượu San Lùng. Ảnh: Sapatourisme.Cuốn sủi: Đây là món ăn độc đáo của Lào Cai, còn được biết với tên gọi là phở khan. Cuốn sủi bao gồm bánh phở, củ dong rang giòn, thịt bò, rau thơm, lạc rang, hạt tiêu, ớt và nước sốt đặc biệt chế biến từ nhiều loại gia vị. Trộn đều các thành phần và ăn kèm với rau sống, bữa sáng quen thuộc ở vùng cao có hương vị thật khó quên. Thời tiết đặc biệt ở Sa Pa khiến món cay nóng này phù hợp để ăn quanh năm. Ảnh: Dulichsapalaocai.Nấm hương: Khi những cơn mưa đầu hạ bắt đầu rơi cũng là lúc Sa Pa vào mùa nấm hương. Nấm hương Sa Pa vị ngọt, mùi hương nhẹ. Vì vậy, đi du lịch Sa Pa mùa này, bạn nên chọn vài xâu nấm hương về để chế biến món ăn thết đãi cả nhà hoặc làm quà cho người thân. Nếu ở gần, bạn có thể mua nấm tươi của bà còn dân tộc để mang về. Nếu ở xa, bạn nên mang nấm khô để dễ bảo quản và vận chuyển trong tour du lịch. Ảnh: GĐVN.Gà đen: Là loại gà đặc biệt của người Mông có da, thịt và xương màu đen. Thịt gà đen chắc, thơm ngon, da giòn mang lại cho người thưởng thức cảm giác rất thú vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra, gà đen không những có tác dụng tăng khả năng “chăn gối” mà còn có giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh về tim mạch. Món nổi tiếng nhất được chế biến từ gà đen của Sa Pa là gà nướng mật ong. Ảnh: Dulichsapalaocai.Món cá suối: Đến Sapa, du khách phải thử các món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay. Ảnh: Dulichsapalaocai.Bánh ngô “Páu pó cừ”: Bánh ngô còn được gọi với cái tên khá ngộ nghĩnh “Páu pó cừ”. Bánh thường được làm từ tháng 4 đến tháng 5 âm lịch. Bánh ngô được làm từ những trái ngô còn non, sau đó được tách hạt, băm nhỏ rồi say thành bột ngô rồi gói bánh luộc hoặc nướng. Bánh ngô chín sẽ rất ngọt, dẻo và mùi thơm nồng của ngô non mới gặt, thế nên bánh ngô chẳng cần phải thêm thắt gì, cũng chả cần phải làm cầu kì mà vẫn ngon lạ thường. Ảnh: Dulichsapalaocai.Mận, đào Sa Pa: Khỏi phải nhắc tới vị ngon ngọt và hấp dẫn của những trái mận, đào Sapa bởi đây là một món đặc sản mà ai cũng biết tới. Vào mùa hè, ngoài việc thưởng ngoạn cảnh sắc núi đồi, bản làng, bạn còn được thưởng thức no nê những trái ngọt đúng miền.Vào mùa mận, nếu du lịch Sa Pa bạn nên trải nghiệm một lần vào vườn hái và mua mận. Ảnh: Internet.Mắc cọp: Đến khoảng tháng 9 là bắt đầu tới mùa mắc cọp (lê Sa Pa) và táo mèo. Quả mắc cọp vị chua nhẹ, mát và quả nhỏ, nhìn xù xì không đẹp bằng lê nhập từ Trung Quốc về nhưng chất lượng của nó luôn được đảm bảo và đây cũng là một món quà lý tưởng cho người thân khi bạn đi du lịch Sapa. Ảnh: Internet.
Thịt lợn cắp nách: Đây là một trong những đặc sản ngon nổi tiếng ở Sapa. Lợn được nuôi thả rong nên sức đề kháng tốt, ăn cây củ dại hàng ngày nên thịt ngọt tự nhiên, không lẫn với các loại thịt khác. Một con lợn bản chỉ nặng chừng 10 kg, được chế biến thành món hấp, nướng, xào, quay. Muối chấm để ăn các món này được giã cùng ớt xanh, lá nhội, hạt dổi, mắc khén. Ảnh: Foodclick
Thịt gừng: Món ăn truyền thống của người Nùng Dín được làm từ các loại xương sườn, xương sống và thủ lợn. Những nguyên liệu này được đem băm nhỏ rồi bóp cùng muối, một ít rượu ngô và khá nhiều gừng tươi giã nhỏ vắt nước. Sau đó, phần thịt đã sơ chế này được mang bỏ vào chum và đổ nước lên, đậy kín, bao giờ muốn ăn mới lấy ra nấu. Món thịt gừng hấp hoặc thịt gừng kho sền sệt đều rất đưa cơm. Ảnh: Locadulich.
Món gỏi cá hồi: Đến Sapa, bạn cũng nên thử các món ngon liên quan tới cá hồi, cá tầm tươi. So với cá nhập khẩu, cá hồi Sapa tươi ngon, thịt chắc, không có mỡ, thớ thịt săn hơn hẳn. Trong buổi chiều lạnh Sapa, khách du lịch ngồi quây quần bên nhau, cuộn gỏi những miếng cá hồi tươi mỏng với rau sống, chấm mắm ớt hay chanh muối, xong rồi xì xụp quanh nồi lẩu cá hồi nóng hổi thì không còn gì tuyệt hơn. Ảnh: Laodong.
Thắng cố: Món ăn của người dân tộc H’mông được giữ cách chế biến cổ truyền tại các phiên chợ Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa. Một chảo thắng cố bao gồm thịt và nội tạng ngựa được ninh nhừ trên bếp than. Nguyên liệu được ướp sẵn với thảo quả, quế chi, hoa hồi và nhiều gia vị truyền thống khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng dám thử món thắng cố này. Ảnh: Dituphuong.
Đồ nướng: Các món nướng ở Sapa được tẩm ướp với các loại gia vị riêng, khi nướng xong rất kích thích vị giác của người thưởng thức. Khoảng đầu giờ chiều hoặc tối muộn, nhiều gian hàng ở đây bày la liệt các món nướng vô cùng hấp dẫn như thịt lợn quấn rau cải, thịt bò quấn nấm kim châm, chân gà, cánh gà, cơm lam, trứng nướng, mướp đắng nhồi thịt, nấm hương, lòng lợn, dạ dày lợn...
Thịt trâu gác bếp: Từ thói quen dự trữ thức ăn, người Mông thường xâu và treo các loại thịt như thịt lợn, thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa lên gác bếp để sấy khô ăn dần dần. Thịt trâu được hạ xuống sau 8 tháng đến một năm. Khói ám lâu ngày khiến thịt trâu có mùi hắc hơi khó ngửi, tuy nhiên càng nhai càng ngọt, từng thớ thịt cay thơm khiến những ai từng thưởng thức khó lòng quên được. Ảnh: Foody.
Mầm đá: Ở Sa Pa, rau cải mầm đá chỉ xuất hiện từ khoảng tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, không dễ để tìm mua. Mầm đá có vị như ngồng cải bình thường nhưng ngọt và thơm hơn, thường dùng kèm với muối vừng hoặc trứng dầm nước mắm. Mầm đá xào thịt trâu là món ăn gây hứng thú cho dân nhậu, nhất là khi bên cạnh có chén rượu San Lùng. Ảnh: Sapatourisme.
Cuốn sủi: Đây là món ăn độc đáo của Lào Cai, còn được biết với tên gọi là phở khan. Cuốn sủi bao gồm bánh phở, củ dong rang giòn, thịt bò, rau thơm, lạc rang, hạt tiêu, ớt và nước sốt đặc biệt chế biến từ nhiều loại gia vị. Trộn đều các thành phần và ăn kèm với rau sống, bữa sáng quen thuộc ở vùng cao có hương vị thật khó quên. Thời tiết đặc biệt ở Sa Pa khiến món cay nóng này phù hợp để ăn quanh năm. Ảnh: Dulichsapalaocai.
Nấm hương: Khi những cơn mưa đầu hạ bắt đầu rơi cũng là lúc Sa Pa vào mùa nấm hương. Nấm hương Sa Pa vị ngọt, mùi hương nhẹ. Vì vậy, đi du lịch Sa Pa mùa này, bạn nên chọn vài xâu nấm hương về để chế biến món ăn thết đãi cả nhà hoặc làm quà cho người thân. Nếu ở gần, bạn có thể mua nấm tươi của bà còn dân tộc để mang về. Nếu ở xa, bạn nên mang nấm khô để dễ bảo quản và vận chuyển trong tour du lịch. Ảnh: GĐVN.
Gà đen: Là loại gà đặc biệt của người Mông có da, thịt và xương màu đen. Thịt gà đen chắc, thơm ngon, da giòn mang lại cho người thưởng thức cảm giác rất thú vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra, gà đen không những có tác dụng tăng khả năng “chăn gối” mà còn có giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh về tim mạch. Món nổi tiếng nhất được chế biến từ gà đen của Sa Pa là gà nướng mật ong. Ảnh: Dulichsapalaocai.
Món cá suối: Đến Sapa, du khách phải thử các món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay. Ảnh: Dulichsapalaocai.
Bánh ngô “Páu pó cừ”: Bánh ngô còn được gọi với cái tên khá ngộ nghĩnh “Páu pó cừ”. Bánh thường được làm từ tháng 4 đến tháng 5 âm lịch. Bánh ngô được làm từ những trái ngô còn non, sau đó được tách hạt, băm nhỏ rồi say thành bột ngô rồi gói bánh luộc hoặc nướng. Bánh ngô chín sẽ rất ngọt, dẻo và mùi thơm nồng của ngô non mới gặt, thế nên bánh ngô chẳng cần phải thêm thắt gì, cũng chả cần phải làm cầu kì mà vẫn ngon lạ thường. Ảnh: Dulichsapalaocai.
Mận, đào Sa Pa: Khỏi phải nhắc tới vị ngon ngọt và hấp dẫn của những trái mận, đào Sapa bởi đây là một món đặc sản mà ai cũng biết tới. Vào mùa hè, ngoài việc thưởng ngoạn cảnh sắc núi đồi, bản làng, bạn còn được thưởng thức no nê những trái ngọt đúng miền.Vào mùa mận, nếu du lịch Sa Pa bạn nên trải nghiệm một lần vào vườn hái và mua mận. Ảnh: Internet.
Mắc cọp: Đến khoảng tháng 9 là bắt đầu tới mùa mắc cọp (lê Sa Pa) và táo mèo. Quả mắc cọp vị chua nhẹ, mát và quả nhỏ, nhìn xù xì không đẹp bằng lê nhập từ Trung Quốc về nhưng chất lượng của nó luôn được đảm bảo và đây cũng là một món quà lý tưởng cho người thân khi bạn đi du lịch Sapa. Ảnh: Internet.