Canh lá đắng. Lá đắng là nguyên liệu được lựa chọn chế biến thành món canh của đồng bào Mông, Tày, Dao vùng Tây Bắc. Lá đắng hay còn gọi là cây vị mật, thân nhỏ, dạng dây leo, mọc thành từng bụi ở khe suối hay vách núi. Lá của cây lá đắng bóng, mép có hình lưỡi cưa, xanh xẫm, nhỏ bằng ba đầu ngón tay.
Canh lá đắng không có vẻ ngoài bắt mắt. Nếm thử người ăn dễ dàng cảm nhận vị đắng ngắt song cảm giác khó nuốt sẽ dần được thay thế bằng vị ngòn ngọt, dễ chịu đậm đà. Không chỉ là món ăn ngon, canh lá đắng còn được người dân dùng để giải rượu, giải cảm, chữa đau xương cốt rất nhạy.
Măng đắng. Mùa xuân với làn mưa lất phất cũng là lúc người dân Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước (Thanh Hóa) vào rừng bẻ măng. Muốn có bồ măng ngon cần hái khi búp chỉ vừa dài bằng gang tay. Để măng lên cao, vị đắng sẽ không bùi, ngọt như trước. Măng đắng thường được luộc ăn cùng mắc khén mang lại cảm giác đắng bùi dễ chịu. Nếu không có mắc khén, bạn có thể thay thế bằng mắm tôm hoặc mắm pha thêm chút đường. Cà đắng. Cà đắng là loại cà dại mọc nhiều trên rừng, nương rẫy người Ê đê. Cà đắng ra quả quanh năm, vẻ bề ngoài giống cà pháo nhưng nhỏ hơn, có gai, màu xanh sọc đốm trắng mang vị đắng đặc trưng.Cà đắng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt rừng hoặc cà đắng um ếch. Dù chế biến theo cách nào cũng không thể thiếu ba loại gia vị là ớt, lá é (lá quế xanh), lá và củ nén.
Rau đắng đất. Tuy đắng khủng khiếp nhưng loại rau này chưa bao giờ bị người dân miền quê Nam Bộ “ruồng bỏ”. Thậm chí, sự độc đáo của nó còn khiến không ít người thành thị săn lùng. Rau nấu cá, nhúng lẩu hoặc chấm mắm kho là những món ăn tuyệt hảo của bà con miệt vườn. Ngoài ra, nó có thể nấu với thịt heo bầm nhuyễn, tép hoặc tôm mang lại công dụng lợi tiểu, bổ thận, giúp ăn ngon và giảm đau khi đắp lên nơi tê thấp, rắn cắn. Rau sầu đâu. Sầu đâu là đặc sản đất An Giang. Rau có nhiều từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch. Người dân nơi đây thưởng thức lá đơn giản bằng cách chấm kèm nước cá kho, thịt kho hoặc trộn gỏi.Nấm tràm. Nấm tràm có ở nhiều nơi nhưng nấm ở Phú Quốc mới thực sự thơm ngon. Mỗi năm một lần, nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm.
Nấm thường được chế biến thành món súp gà có một không hai. Món ăn có vị giòn, xốp, đắng gắt của nấm song vẫn giữ được sự thanh tao đầy lôi cuốn.
Canh lá đắng. Lá đắng là nguyên liệu được lựa chọn chế biến thành món canh của đồng bào Mông, Tày, Dao vùng Tây Bắc. Lá đắng hay còn gọi là cây vị mật, thân nhỏ, dạng dây leo, mọc thành từng bụi ở khe suối hay vách núi. Lá của cây lá đắng bóng, mép có hình lưỡi cưa, xanh xẫm, nhỏ bằng ba đầu ngón tay.
Canh lá đắng không có vẻ ngoài bắt mắt. Nếm thử người ăn dễ dàng cảm nhận vị đắng ngắt song cảm giác khó nuốt sẽ dần được thay thế bằng vị ngòn ngọt, dễ chịu đậm đà. Không chỉ là món ăn ngon, canh lá đắng còn được người dân dùng để giải rượu, giải cảm, chữa đau xương cốt rất nhạy.
Măng đắng. Mùa xuân với làn mưa lất phất cũng là lúc người dân Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước (Thanh Hóa) vào rừng bẻ măng. Muốn có bồ măng ngon cần hái khi búp chỉ vừa dài bằng gang tay. Để măng lên cao, vị đắng sẽ không bùi, ngọt như trước.
Măng đắng thường được luộc ăn cùng mắc khén mang lại cảm giác đắng bùi dễ chịu. Nếu không có mắc khén, bạn có thể thay thế bằng mắm tôm hoặc mắm pha thêm chút đường.
Cà đắng. Cà đắng là loại cà dại mọc nhiều trên rừng, nương rẫy người Ê đê. Cà đắng ra quả quanh năm, vẻ bề ngoài giống cà pháo nhưng nhỏ hơn, có gai, màu xanh sọc đốm trắng mang vị đắng đặc trưng.
Cà đắng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt rừng hoặc cà đắng um ếch. Dù chế biến theo cách nào cũng không thể thiếu ba loại gia vị là ớt, lá é (lá quế xanh), lá và củ nén.
Rau đắng đất. Tuy đắng khủng khiếp nhưng loại rau này chưa bao giờ bị người dân miền quê Nam Bộ “ruồng bỏ”. Thậm chí, sự độc đáo của nó còn khiến không ít người thành thị săn lùng.
Rau nấu cá, nhúng lẩu hoặc chấm mắm kho là những món ăn tuyệt hảo của bà con miệt vườn. Ngoài ra, nó có thể nấu với thịt heo bầm nhuyễn, tép hoặc tôm mang lại công dụng lợi tiểu, bổ thận, giúp ăn ngon và giảm đau khi đắp lên nơi tê thấp, rắn cắn.
Rau sầu đâu. Sầu đâu là đặc sản đất An Giang. Rau có nhiều từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch. Người dân nơi đây thưởng thức lá đơn giản bằng cách chấm kèm nước cá kho, thịt kho hoặc trộn gỏi.
Nấm tràm. Nấm tràm có ở nhiều nơi nhưng nấm ở Phú Quốc mới thực sự thơm ngon. Mỗi năm một lần, nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm.
Nấm thường được chế biến thành món súp gà có một không hai. Món ăn có vị giòn, xốp, đắng gắt của nấm song vẫn giữ được sự thanh tao đầy lôi cuốn.