Bánh tét. Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng thì miền Trung có bánh tét. Bánh tét là một món bánh trang trọng và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết nơi đây. Ảnh: wikiNguyên liệu để làm bánh tét không khác bánh chưng, cũng là gạo nếp và nhân thịt lợn và đậu xanh. Tuy nhiên, bánh được gói bằng lá chuối xanh với hình trụ dài. Ảnh: 2monngonmoingayBánh tổ. Bánh tổ được làm từ nếp hương, đường đen, gừng và mè. Bánh tổ được nhiều người miền Trung kể rằng có từ vua thời Lê Thánh Tôn. Khi đó, những người từ miền Bắc di cư vào vùng đất mới Quảng Nam nhớ về quê cha đất tổ, nên vào dịp Tết họ làm một loại bánh bằng chất liệu sẵn có tại địa phương dâng cùng tổ tiên, tạ ơn trời đất. Ảnh: 2monngonmoingayBánh lá răng bừa xứ Thanh. Dù có nhiều món ăn ngon trên mâm cỗ Tết cổ truyền nơi đây, nhưng luôn có thêm đĩa bánh lá răng bừa. Ảnh: saigonamthucNhân bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ trộn với hạt tiêu, muối. Nếu làm bánh lá răng bừa để lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân bánh được làm bằng lạc hoặc đậu.Ảnh: tungxichloBánh gừng. Bánh gừng nhưng không phải làm từ gừng mà có hình củ gừng. Bánh được làm từ bột gạo nếp và trứng gà, đem chiên dầu cho phồng lên và có màu vàng như màu gừng. Bánh chiên vàng gắp nhúng vào đường cát trắng đã thắng sền sệt, áo thành lớp mỏng bên ngoài rồi đem phơi nắng. Ảnh: thegioimiquangVào ngày Tết, những chiếc bánh gừng được ghim vào các que tre, cắm xung quanh chiếc trụ tròn bằng gỗ hay đất sét trang trí hoa văn sặc sỡ bằng giấy màu rồi đem chưng trên bàn thờ. Ảnh: sotaydulichBánh in. Bánh in được làm từ gạo nếp xay mịn, sau đó mang đi phơi sương cho có độ ẩm thích hợp. Sau đó, đường bát cũng được nạo thành bột mịn, trộn đều vào bột bánh. Nhẹ tay úp khuôn bánh lên nong, nia có lót giấy hoặc lá chuối cho sạch, để lấy bánh ra. Ảnh: sotaydulichBánh xu xê Huế. Ở Huế, bánh su sê không chỉ là món bánh dùng trong lễ cưới hỏi mà còn trong những ngày lễ Tết. Bánh được làm từ bột sắn có nhân đậu xanh với dừa hay tôm chấy (tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy. Ảnh: vietjetBánh có vị dai dai của bột, sần sật của dừa, ngon ngọt của nhân đậu, thơm của nước hoa bưởi và lá dừa. Ảnh: hotel84 Bánh thuẫn là loại bánh phổ biến ở bất cứ làng quê nào ở miền Trung. Loại bánh có mùi thơm dịu, lại không quá ngọt này được làm từ bột, trứng, đường và vani. Công đoạn khó nhất khi làm bánh này là làm sao để bánh vàng ươm, nở bung ra như cánh hoa mai. Ảnh: nethueBánh măng cũng thường xuyên góp mặt trên bàn thờ cúng gia tiên của người Huế. Bánh có hình vuông cạnh, gói bằng giấy bong kính màu vàng trong, vị ngọt mát. Bánh măng được làm bằng bột nếp trộn với măng tươi và đường kính. Ảnh: saostar
Bánh tét. Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng thì miền Trung có bánh tét. Bánh tét là một món bánh trang trọng và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết nơi đây. Ảnh: wiki
Nguyên liệu để làm bánh tét không khác bánh chưng, cũng là gạo nếp và nhân thịt lợn và đậu xanh. Tuy nhiên, bánh được gói bằng lá chuối xanh với hình trụ dài. Ảnh: 2monngonmoingay
Bánh tổ. Bánh tổ được làm từ nếp hương, đường đen, gừng và mè. Bánh tổ được nhiều người miền Trung kể rằng có từ vua thời Lê Thánh Tôn. Khi đó, những người từ miền Bắc di cư vào vùng đất mới Quảng Nam nhớ về quê cha đất tổ, nên vào dịp Tết họ làm một loại bánh bằng chất liệu sẵn có tại địa phương dâng cùng tổ tiên, tạ ơn trời đất. Ảnh: 2monngonmoingay
Bánh lá răng bừa xứ Thanh. Dù có nhiều món ăn ngon trên mâm cỗ Tết cổ truyền nơi đây, nhưng luôn có thêm đĩa bánh lá răng bừa. Ảnh: saigonamthuc
Nhân bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ trộn với hạt tiêu, muối. Nếu làm bánh lá răng bừa để lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân bánh được làm bằng lạc hoặc đậu.Ảnh: tungxichlo
Bánh gừng. Bánh gừng nhưng không phải làm từ gừng mà có hình củ gừng. Bánh được làm từ bột gạo nếp và trứng gà, đem chiên dầu cho phồng lên và có màu vàng như màu gừng. Bánh chiên vàng gắp nhúng vào đường cát trắng đã thắng sền sệt, áo thành lớp mỏng bên ngoài rồi đem phơi nắng. Ảnh: thegioimiquang
Vào ngày Tết, những chiếc bánh gừng được ghim vào các que tre, cắm xung quanh chiếc trụ tròn bằng gỗ hay đất sét trang trí hoa văn sặc sỡ bằng giấy màu rồi đem chưng trên bàn thờ. Ảnh: sotaydulich
Bánh in. Bánh in được làm từ gạo nếp xay mịn, sau đó mang đi phơi sương cho có độ ẩm thích hợp. Sau đó, đường bát cũng được nạo thành bột mịn, trộn đều vào bột bánh. Nhẹ tay úp khuôn bánh lên nong, nia có lót giấy hoặc lá chuối cho sạch, để lấy bánh ra. Ảnh: sotaydulich
Bánh xu xê Huế. Ở Huế, bánh su sê không chỉ là món bánh dùng trong lễ cưới hỏi mà còn trong những ngày lễ Tết. Bánh được làm từ bột sắn có nhân đậu xanh với dừa hay tôm chấy (tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy. Ảnh: vietjet
Bánh có vị dai dai của bột, sần sật của dừa, ngon ngọt của nhân đậu, thơm của nước hoa bưởi và lá dừa. Ảnh: hotel84
Bánh thuẫn là loại bánh phổ biến ở bất cứ làng quê nào ở miền Trung. Loại bánh có mùi thơm dịu, lại không quá ngọt này được làm từ bột, trứng, đường và vani. Công đoạn khó nhất khi làm bánh này là làm sao để bánh vàng ươm, nở bung ra như cánh hoa mai. Ảnh: nethue
Bánh măng cũng thường xuyên góp mặt trên bàn thờ cúng gia tiên của người Huế. Bánh có hình vuông cạnh, gói bằng giấy bong kính màu vàng trong, vị ngọt mát. Bánh măng được làm bằng bột nếp trộn với măng tươi và đường kính. Ảnh: saostar