Khô rắn từ lâu đã trở thành món đặc sản nổi tiếng của miền Tây. Khô rắn có loại chỉ bỏ nội tạng, để nguyên con phơi khô, cũng có loại được lóc thịt lột da sạch sẽ. Thịt rắn đã được lọc tách cẩn thận rồi khéo léo tạo hình như con cá lưỡi trâu đem phơi khô. Khô rắn ngon phải đạt tiêu chuẩn bề ngoài đã rám nắng mà bên trong thịt vẫn còn tươi, nướng trên lửa than hồng ngọt thơm khó tả.(Ảnh: Dacsanmientay) Khô nhái hay còn gọi là “vũ nữ chân dài” nổi tiếng ở vùng Bảy Núi, An Giang là một loại khô được chế biến từ con nhái cơm bắt ngoài thiên nhiên. Trước khi phơi, nhái được rửa sạch, ướp với gia vị muối, tiêu, ớt cho thấm đều vào thịt. Bình quân cứ 4 kg nhái tươi sẽ cho một kg khô với giá khoảng 540.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết khô nhái lên tới 650.000 đ/kg.(Ảnh:dacsanmoimien.net)Khô nhái vừa thơm vừa giòn, có thể coi là món “lai rai” hấp dẫn cho dân nhậu. Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng. (Ảnh: Agriviet)Cá thòi lòi là loại cá mang hình dạng lạ lùng bậc nhất. Thịt cá khá tanh nên ít người có thể ăn nhưng khi chế biến thành khô cá lại có giá trị kinh tế cao. Khô cá thòi lòi thường dễ làm, đầu tiên đánh vảy và lóc hết xương sống của cá, rửa sạch, ướp gia vị như: muối, đường, tiêu, bột ngọt rồi đem phơi nắng. Khi làm khô, giá trị món khô cao gấp 2- 4 lần thịt cá tươi. Khô cá thòi lòi được rất nhiều người ưa chuộng vừa có thể làm món nhậu, vừa ăn cùng cơm nóng rất ngon.(Ảnh: phunutoday)Khô cá sặc bổi là món khô rất phổ biến ở sông nước miền Tây. Người dân Nam Bộ thường chọn những con cá sặc tươi sống, to bằng bàn tay, làm sạch vảy và ruột, sau đó ngâm trong nước muối chừng một giờ rồi đem phơi. Thịt cá sặc khi tươi không ngon, bị bở chứ không chắc nhưng chỉ cần phơi qua một nắng, chúng đã trở thành đặc sản có thể chế biến thành nhiều món ngon. Sặc bổi nướng chấm dấm ớt ,ăn với cơm nguội ; hay trộn với xoài làm món gỏi rất ngon... (Ảnh: thaoduoctoanthang)Khô cá lau kiếng là một loại cá ngoại lai nên trước đây ít người ăn. Tuy nhiên, hiện nay cá lau kính lại trở thành đặc sản ở đất Tây Đô khi được người dân xẻ thịt, đem đi phơi khô và chế biến thành nhiều món ăn ngon.(Ảnh:new.zing)Khô thằn lằn, khô tắc kè ngày nay được nhiều người miền Tây sản xuất, chế biến nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo dân nhậu. Thằn lằn sống ở trong nhà cũng được người dân bắt đem xẻ thịt phơi khô 2 - 3 nắng, sau đó xào với các gia vị trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây. (Ảnh: Depplus.vn)Mấy năm gần đây tắc kè trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người, vì loài này được cho là giúp tăng cường sinh lực và bồi bổ cho sức khỏe. Khô tắc kè có thể dùng để ngâm rượu, hoặc chế biến thành các món nhậu được thực khách rất ưa chuộng.(Ảnh:Depplus.vn)
Khô rắn từ lâu đã trở thành món đặc sản nổi tiếng của miền Tây. Khô rắn có loại chỉ bỏ nội tạng, để nguyên con phơi khô, cũng có loại được lóc thịt lột da sạch sẽ. Thịt rắn đã được lọc tách cẩn thận rồi khéo léo tạo hình như con cá lưỡi trâu đem phơi khô. Khô rắn ngon phải đạt tiêu chuẩn bề ngoài đã rám nắng mà bên trong thịt vẫn còn tươi, nướng trên lửa than hồng ngọt thơm khó tả.(Ảnh: Dacsanmientay)
Khô nhái hay còn gọi là “vũ nữ chân dài” nổi tiếng ở vùng Bảy Núi, An Giang là một loại khô được chế biến từ con nhái cơm bắt ngoài thiên nhiên. Trước khi phơi, nhái được rửa sạch, ướp với gia vị muối, tiêu, ớt cho thấm đều vào thịt. Bình quân cứ 4 kg nhái tươi sẽ cho một kg khô với giá khoảng 540.000 đồng/kg, còn vào dịp Tết khô nhái lên tới 650.000 đ/kg.(Ảnh:dacsanmoimien.net)
Khô nhái vừa thơm vừa giòn, có thể coi là món “lai rai” hấp dẫn cho dân nhậu. Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng. (Ảnh: Agriviet)
Cá thòi lòi là loại cá mang hình dạng lạ lùng bậc nhất. Thịt cá khá tanh nên ít người có thể ăn nhưng khi chế biến thành khô cá lại có giá trị kinh tế cao. Khô cá thòi lòi thường dễ làm, đầu tiên đánh vảy và lóc hết xương sống của cá, rửa sạch, ướp gia vị như: muối, đường, tiêu, bột ngọt rồi đem phơi nắng. Khi làm khô, giá trị món khô cao gấp 2- 4 lần thịt cá tươi. Khô cá thòi lòi được rất nhiều người ưa chuộng vừa có thể làm món nhậu, vừa ăn cùng cơm nóng rất ngon.(Ảnh: phunutoday)
Khô cá sặc bổi là món khô rất phổ biến ở sông nước miền Tây. Người dân Nam Bộ thường chọn những con cá sặc tươi sống, to bằng bàn tay, làm sạch vảy và ruột, sau đó ngâm trong nước muối chừng một giờ rồi đem phơi. Thịt cá sặc khi tươi không ngon, bị bở chứ không chắc nhưng chỉ cần phơi qua một nắng, chúng đã trở thành đặc sản có thể chế biến thành nhiều món ngon. Sặc bổi nướng chấm dấm ớt ,ăn với cơm nguội ; hay trộn với xoài làm món gỏi rất ngon... (Ảnh: thaoduoctoanthang)
Khô cá lau kiếng là một loại cá ngoại lai nên trước đây ít người ăn. Tuy nhiên, hiện nay cá lau kính lại trở thành đặc sản ở đất Tây Đô khi được người dân xẻ thịt, đem đi phơi khô và chế biến thành nhiều món ăn ngon.(Ảnh:new.zing)
Khô thằn lằn, khô tắc kè ngày nay được nhiều người miền Tây sản xuất, chế biến nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo dân nhậu. Thằn lằn sống ở trong nhà cũng được người dân bắt đem xẻ thịt phơi khô 2 - 3 nắng, sau đó xào với các gia vị trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây. (Ảnh: Depplus.vn)
Mấy năm gần đây tắc kè trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người, vì loài này được cho là giúp tăng cường sinh lực và bồi bổ cho sức khỏe. Khô tắc kè có thể dùng để ngâm rượu, hoặc chế biến thành các món nhậu được thực khách rất ưa chuộng.(Ảnh:Depplus.vn)