Bí đao là cây thảo một năm, mọc leo dài tới 5 cm, có nhiều lông dài. Lá cây hình tim hay thận, đường kính 10-25 cm, xẻ 5 thùy chân vịt. Tua cuốn thường xẻ 2-5 nhánh. Hoa đực mọc đơn độc trên cuống dài 5-15 cm. Lá đài hình ngọn giáo, cánh hoa hình bay.
|
Bí đao là cây thảo một năm, mọc leo dài tới 5 cm, có nhiều lông dài. |
Nhị có chỉ nhị rộng ra ở gốc. Nhụy lép dạng tuyến. Hoa cái mọc đơn độc trên cuống dài 2-4 cm, bầu hình trứng hay hình trụ, có lông rậm, nhị lép hình bản. Quả thuôn dài 25-40 cm, dày 10-15 cm, lúc non có lông cứng, khi già có sáp ở mặt ngoài, nặng 3-5 kg, màu lục mốc, chứa nhiều hạt dẹp.
Cây này mọc chủ yếu ở vùng có khí hậu mát. Ra hoa vào tháng 6-7, có quả tháng 7-10. Bí đao có nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng rộng rãi ở hầu hết các vùng nhiệt đới cũng như á nhiệt đới của châu Á và miền đông châu Đại Dương.
Cây bí đao được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy quả, gọi là đông qua bì. Hạt cũng được sử dụng để làm thuốc. Để làm thuốc chữa bệnh, người ta thường chờ đến khi quả già thì lấy thịt quả, vỏ quả và hạt.
Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, vỏ quả tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu thũng, giải nhiệt. Hạt giúp kháng sinh tiêu độc, trừ giun, thanh nhiệt thẩm thấp, hóa đàm bài nung.
Nghiên cứu dược lý cho thấy quả bí đao chứa β-sitosterol, β-sitosterol acetat, lupeol và lupeol acetat, 0,4% protein, 0,1%lipit, 3,2% carbohidrat, 0,3% chất vô cơ và vitamin B. Sáp và vỏ quả chứa chất triterpen gọi là isomultiflorenol acetat.
Bí đao được dùng để trị nhiều bệnh như thận, viêm thủy thũng, tiểu tiện không thông, đái tháo đường, bạch đới, trẻ em nóng sốt vào mùa hè, viêm thận cấp tính, toàn thân phù thũng, ngộ độc cua, cá. Hạt trị ho, giải độc, trị rắn cắn. Đặc biệt, hạt bí để lâu ngày chữa được bệnh bạch đới.
- Ho gà, viêm phế quản cấp và mạn: Hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với mật ong uống với nước đun sôi để nguội, ngày 2-3 lần.
- Chống béo phì: Theo các nhà dinh dưỡng học, bí đao không chứa chất béo, có chứa hợp chất hóa học hytơrin- capơric, chất này khống chế đường chuyển hóa thành mỡ, có thể ngăn chặn sự tích lũy mỡ trong cơ thể chống béo phì, có thể dùng bí đao làm canh ăn hàng ngày. Lấy 500g bí đao cả vỏ, hạt rửa sạch thái miếng bỏ vào nồi, cho thêm trần bì, gừng tươi, muối, nước vừa đủ, đun chín bí thì ăn bí uống canh, mỗi ngày 1 lần. Hạt bí đao lợi thấp, vỏ bí đao thì lợi thủy, bí đao ăn cả vỏ hạt thì công hiệu càng cao. Trần bì có tác dụng lý khí, kiện tỳ, lợi thấp, gừng hành thông dương hóa ẩm lợi thủy ăn kết hợp với bí đao sẽ hỗ trợ giảm béo.
- Phù thũng (cả mình và mặt đều phù): Dùng bí đao và hành củ nấu canh với cá chép ăn thường ngày; hoặc 40 g bí đao, 40 g đậu đỏ sắc đặc uống hằng ngày.
- Đái không thông, đái đục, đái ra chất nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc lấy nước uống.
- Đái tháo đường: 20 g vỏ bí đao, 20 g vỏ dưa hấu, thiên hoa phấn (qua lâu căn) 20 g. Tất cả đem nấu với một lít nước để sôi 10 phút rồi trữ vào ấm uống cả ngày. Hoặc dùng 100 g bí đao tươi để cả vỏ và hạt, củ mài 50 g, lá sen 50 g nấu nước uống cả ngày.
- Đái tháo đường, miệng khát tâm phiền: Dùng 300 g thịt quả bí (đông qua nhương) thu trữ vào mùa hạ - thu rồi phơi khô dưới nắng to hoặc sấy than, nghiền nát. Mỗi lần dùng 1/10 sắc nước gạn bỏ bã, uống khi còn ấm.
Mời quý độc giả xem thêm video (Nguồn Youtube):