Làm sạch kim loại gỉ. Để loại bỏ lớp gỉ sắt ở các đồ dùng kim loại, bạn có thể cắt một vài lát khoai tây nhỏ, chấm với muối rồi chà xát khắp bề mặt. Lượng axit oxalic trong khoai tây, muối sẽ dễ dàng mài mòn lớp gỉ sắt.
Loại bỏ mỡ, dầu ăn dính bằng vỏ bưởi. Với những dụng cụ bếp khó tháo dỡ để rửa sạch, bạn có thể tận dụng phần vỏ bưởi bỏ đi, nhúng với muối rồi chà mạnh. Bưởi chứa hóa chất tự nhiên furocoumarins có tác dụng như một chất khử trùng. Thực tế, nhiều sản phẩm tẩy rửa cũng tận dụng furocoumarins được chiết xuất từ bưởi để tăng khả năng làm sạch, tạo mùi hương. Loại bỏ vết bẩn từ bụi bằng bánh mì trắng. Bánh mì trắng có khả năng hút bụi bẩn rất tốt. Điều đặc biệt khi làm sạch, phần vụn bánh thường không để lại dấu vết trên đồ vật nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chúng. Ngoài ra, lát bánh mì cũng có thể dùng để gom mảnh vỡ thủy tinh an toàn, không gây nguy hiểm cho người thực hiện. Làm sạch cửa kính với hành tây. Cửa kính sử dụng lâu ngày thường bị mờ bởi các vết bẩn đọng lại. Không cần nhờ đến sự hỗ trợ của các loại chất rửa kính thông thường, bạn nên tận dụng hành tây để làm sạch.
Ban đầu, thái nhỏ củ hành tây thành nhiều miếng nhỏ ngâm với nước ấm. Thời điểm này, organsulfur có tác dụng làm sạch, khử trùng trong hành sẽ hòa tan vào nước, tạo thành dung dịch tẩy rửa hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của việc làm sạch bằng nguyên liệu này là chúng thường để lại mùi khó chịu.
Đánh bóng đồ đồng bằng nước sốt cà chua. Dụng cụ nấu bếp bằng đồng thường bị hoen vàng. Trường hợp này, nên dùng dấm và nước sốt cà chua quét lên, để 30 phút rồi nhẹ nhàng lau sạch. Làm được điều này là nhờ thành phần axit acetic có khả năng phản ứng với oxit đồng, hòa tan các lớp màu nâu.
Dùng dấm làm sạch phòng tắm. Dùng dấm pha với nước theo tỉ lệ 1:1 để làm dung dịch tẩy rửa, phun lên bề mặt phòng tắm rồi lau sạch.
Lưu ý, chỉ nên dùng dấm trắng chứa khoảng 5% axit axetic. Nếu không, nó sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến vật dụng. Bên cạnh đó, không sử dụng dung dịch dấm nước để làm sạch nền đá granit, đá cẩm thạch, sắt, thép không gỉ, đồng bởi chúng có thể bị ăn mòn.
Sử dụng vỏ chuối để đánh bóng giày. Vỏ chuối chứa nhiều nito, lưu huỳnh và axit cacboxylic có tác dụng làm sạch tự nhiên. Khi sử dụng, vỏ chuối dễ dàng loại bỏ vết bẩn, tạo độ bóng cho giày.
Sử dụng đồ uống có ga để tẩy rửa bồn cầu. Đổ nước uống có ga vào bồn cầu và để trong 1 giờ rồi chà rửa và dội sạch. Thecitric acid trong loại đồ uống này có tác dụng tẩy rửa vết bẩn sành sứ, thủy tinh hiệu quả.
Làm sạch kim loại gỉ. Để loại bỏ lớp gỉ sắt ở các đồ dùng kim loại, bạn có thể cắt một vài lát khoai tây nhỏ, chấm với muối rồi chà xát khắp bề mặt. Lượng axit oxalic trong khoai tây, muối sẽ dễ dàng mài mòn lớp gỉ sắt.
Loại bỏ mỡ, dầu ăn dính bằng vỏ bưởi. Với những dụng cụ bếp khó tháo dỡ để rửa sạch, bạn có thể tận dụng phần vỏ bưởi bỏ đi, nhúng với muối rồi chà mạnh. Bưởi chứa hóa chất tự nhiên furocoumarins có tác dụng như một chất khử trùng. Thực tế, nhiều sản phẩm tẩy rửa cũng tận dụng furocoumarins được chiết xuất từ bưởi để tăng khả năng làm sạch, tạo mùi hương.
Loại bỏ vết bẩn từ bụi bằng bánh mì trắng. Bánh mì trắng có khả năng hút bụi bẩn rất tốt. Điều đặc biệt khi làm sạch, phần vụn bánh thường không để lại dấu vết trên đồ vật nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chúng.
Ngoài ra, lát bánh mì cũng có thể dùng để gom mảnh vỡ thủy tinh an toàn, không gây nguy hiểm cho người thực hiện.
Làm sạch cửa kính với hành tây. Cửa kính sử dụng lâu ngày thường bị mờ bởi các vết bẩn đọng lại. Không cần nhờ đến sự hỗ trợ của các loại chất rửa kính thông thường, bạn nên tận dụng hành tây để làm sạch.
Ban đầu, thái nhỏ củ hành tây thành nhiều miếng nhỏ ngâm với nước ấm. Thời điểm này, organsulfur có tác dụng làm sạch, khử trùng trong hành sẽ hòa tan vào nước, tạo thành dung dịch tẩy rửa hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của việc làm sạch bằng nguyên liệu này là chúng thường để lại mùi khó chịu.
Đánh bóng đồ đồng bằng nước sốt cà chua. Dụng cụ nấu bếp bằng đồng thường bị hoen vàng. Trường hợp này, nên dùng dấm và nước sốt cà chua quét lên, để 30 phút rồi nhẹ nhàng lau sạch.
Làm được điều này là nhờ thành phần axit acetic có khả năng phản ứng với oxit đồng, hòa tan các lớp màu nâu.
Dùng dấm làm sạch phòng tắm. Dùng dấm pha với nước theo tỉ lệ 1:1 để làm dung dịch tẩy rửa, phun lên bề mặt phòng tắm rồi lau sạch.
Lưu ý, chỉ nên dùng dấm trắng chứa khoảng 5% axit axetic. Nếu không, nó sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến vật dụng. Bên cạnh đó, không sử dụng dung dịch dấm nước để làm sạch nền đá granit, đá cẩm thạch, sắt, thép không gỉ, đồng bởi chúng có thể bị ăn mòn.
Sử dụng vỏ chuối để đánh bóng giày. Vỏ chuối chứa nhiều nito, lưu huỳnh và axit cacboxylic có tác dụng làm sạch tự nhiên. Khi sử dụng, vỏ chuối dễ dàng loại bỏ vết bẩn, tạo độ bóng cho giày.
Sử dụng đồ uống có ga để tẩy rửa bồn cầu. Đổ nước uống có ga vào bồn cầu và để trong 1 giờ rồi chà rửa và dội sạch. Thecitric acid trong loại đồ uống này có tác dụng tẩy rửa vết bẩn sành sứ, thủy tinh hiệu quả.