Lá ngải cứu không chỉ là một vị thuốc đặc trưng trong Đông Y, mà còn là nguyên liệu để chế biến các món ăn. Bánh ngải – một món ăn được làm trực tiếp từ lá ngải cứu của người Tày đã làm xiêu lòng biết bao thực khách.
Bánh ngải có xuất xứ từ Lạng Sơn, nơi có người dân tộc Tày sinh sống. Theo người Tày, con gái không biết làm bánh ngải thì không phải con gái Tày. Vì vậy, loại bánh này được lưu truyền từ đời này sang đời khác và vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống của nó.
|
Bánh ngải được làm trực tiếp từ lá ngải cứu.
|
Cách làm bánh ngải không quá khó, chỉ cần một chút kiên nhẫn và khéo léo bạn cũng có thể có một mẻ bánh ngải thơm ngon, lạ miệng.
Nguyên liệu:
- Lá ngải (loại ngải làm món ăn chứ không phải ngải đắng làm thuốc)
- Gạo nếp
- Vừng đen, lạc
- Đường phên
- Dầu thực vật (hoặc có thể dùng mỡ động vật)
- Dừa khô
- Gia vị vừa đủ
|
Bánh ngải là loại bánh truyền thống của người Tày.
|
- Đun lá ngải trong nước tro bếp từ 2 đến 3 giờ. Để có nước tro tốt, phải chọn tro sạch, chuẩn nhất là tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh. Lá ngải được đun trong tro nhanh nhừ và có màu sắc tốt hơn.
- Sau khi đun nhừ, đổ lá ngải ra rá, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ gân lá, cuống lá già rồi nặn thành từng cục.
- Gạo nếp đồ thành xôi (Không được cho lẫn gạo tẻ để bánh ra mềm và dẻo).
- Khi xôi đồ chín được giã đều trong cối đá hoặc cối gỗ cùng với những nắm lá ngải.
|
Không ai có thể quên được hương vị đậm đà, ngọt ngào của loại bánh này
|
- Khi đã nhuyễn, dùng tay vắt thành những chiếc bánh nhỏ dẹt, hình tròn.
- Trộn hỗn hợp vừng đen, lạc giã nhỏ, đường phên, dừa khô để làm nhân bánh. Nêm sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.
- Sau đó cho nhân bánh vào bên trong những chiếc bánh nhỏ dẹt.
- Sau khi làm bánh xong nên thoa một ít mỡ (dầu ăn) để bánh không bị dính vào nhau và tạo độ bóng mịn.
- Hấp cách thủy bánh trong vòng 5 phút để bánh nóng đều rồi vớt ra để ráo.
Nếu bạn đã có dịp nếm thử món bánh này, chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên hương vị thơm ngậy, đậm đà, ngọt ngào.