Bánh cáy. Nức tiếng hơn cả là loại bánh được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng. Bánh được làm từ gạo nếp và các nguyên liệu phụ khác như gấc, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn… Khi cắt, bánh có màu vàng trắng xen lẫn hồng cam trông giống như trứng loài chim cáy.
Khi ăn, thực khách dễ dàng cảm nhận được vị ngọt của đường, cay nhẹ của hương gừng, béo bùi, dẻo thơm của nếp và cốm non.Gỏi nhệch. Để có được món ngon của vùng quê Thái Bình, đầu tiên nhệch phải được làm sạch nhớt bằng tro, lá nhái hoặc tắm chúng với nước vôi trong. Tiếp đó, mổ bụng bỏ ruột, bỏ đầu đuôi, chỉ lấy mỗi thân. Thân nhệch được cắt ra nhiều đoạn, mỗi đoạn dài từ 2 đến 3 cm rồi lấy khăn sạch thấm nước và cho vào bát ô tô, rắc bột ngọt, ớt khô, giềng giã nhỏ, thính gạo nếp… chờ cho "dậy mùi" là được. Gỏi nhệch ngọt, giòn, dai, thơm và mát. Khi ăn phải nhai kỹ, nhai từ từ, nhâm nhi gẩy gót thì mới thấy thú.Canh cá Quỳnh Côi. Canh cá Quỳnh Côi được làm từ những nguyên liệu đơn giản như cá, rau và gạo. Tuy vậy, mùi vị của loại canh này lại không nơi nào có được.Bát canh hội tụ đủ vị ngọt tự nhiên từ thịt cá, mát thanh của rau tươi và vị bùi của bánh đa xào làm từ gạo. Cuốn tôm. Là món ăn truyền thống của làng Nấp, xã Minh Khai, Hưng Hà. Món ăn được thưởng thức quanh năm nhưng được làm nhiều nhất vào các dịp lễ tết.Vị cay, ngọt, thơm và béo hòa quyện làm nên món ăn dân dã ngon miệng đến lạ kỳ và không thể quên được khi đã “lỡ” dùng qua.Sứa muối. Sứa muối được chế biến từ những con sứa tươi, được rửa sạch và cắt khúc thành những tảng nhỏ; sau đó ngâm vào các bình, chum hoặc vại lớn.Khi ăn, người ta cắt những miếng to ra thành các miếng nhỏ đều nhau. Nước chấm sứa muối là mắm tôm pha với chanh, ớt... Rau ăn kèm là những loại rau như dậu rách, kinh giới, húng chũi...Bánh gai Đại Đồng. Bánh gai có mặt ở đây trên dưới 400 năm, trước bánh chỉ làm trong dịp lễ Tết để thờ cúng hoặc làm quà biếu, nhưng ngày nay nó đã trở thành một loại hàng hoá được làm quanh năm.Cũng giống như bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Đại Đồng được làm từ những nguyên liệu đồng quê Thái Bình nhưng nó lại có hương thơm quyến rũ, vị béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm khi ăn.Bánh giò Bến Hiệp. Nguyên liệu làm bánh giò Bến Hiệp không khác gì nhiều so với những nơi khác. Nhưng nó được người dân nơi đây lựa chọn rất kỹ từ gạo, thịt, mộc nhĩ, hạt tiêu đến nguyên liệu gói bánh là những chiếc lá chuối cắt từ vườn nhà.Bánh giò bến Hiệp không có hàn the, không có chất bảo quản nhưng khi ăn vẫn dễ dàng cảm thấy độ giòn của mộc nhĩ, béo ngậy của thịt, cay và hơi thơm của tiêu. Khi bóc bánh thì không bị dính.Nem sống. Không giống như những loại nem khác như nem chua Thanh Hóa, nem Phùng, thịt chua Thanh Sơn...Nem sống ở Thái Bình có phần đặc biệt hơn, thịt lợn, hay sườn lợn sau khi được lọc mỡ và bì băm nhuyễn sau đó trộn cùng với thính gạo, không qua quá trình lên men và ăn ngay sau khi chế biến.Để làm được món nem sống này không phải nơi nào cũng có thể làm được, người đầu bếp phải có những kinh nhiệm bí quyết riêng, làm nem cốt sau khi chế biến người ăn không cảm thấy đau bụng. Bánh nghệ. Bánh nghệ chủ yếu làm từ gạo tẻ nên ăn nhiều không lo bị nóng. Bánh được kết hợp với nghệ nên có giá trị dinh dưỡng cao và mùi vị đặc trưng.
Bánh nên ăn nóng, để bánh nguội sẽ khô và kém thơm.
Bánh cáy. Nức tiếng hơn cả là loại bánh được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng.
Bánh được làm từ gạo nếp và các nguyên liệu phụ khác như gấc, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn… Khi cắt, bánh có màu vàng trắng xen lẫn hồng cam trông giống như trứng loài chim cáy.
Khi ăn, thực khách dễ dàng cảm nhận được vị ngọt của đường, cay nhẹ của hương gừng, béo bùi, dẻo thơm của nếp và cốm non.
Gỏi nhệch. Để có được món ngon của vùng quê Thái Bình, đầu tiên nhệch phải được làm sạch nhớt bằng tro, lá nhái hoặc tắm chúng với nước vôi trong. Tiếp đó, mổ bụng bỏ ruột, bỏ đầu đuôi, chỉ lấy mỗi thân.
Thân nhệch được cắt ra nhiều đoạn, mỗi đoạn dài từ 2 đến 3 cm rồi lấy khăn sạch thấm nước và cho vào bát ô tô, rắc bột ngọt, ớt khô, giềng giã nhỏ, thính gạo nếp… chờ cho "dậy mùi" là được.
Gỏi nhệch ngọt, giòn, dai, thơm và mát. Khi ăn phải nhai kỹ, nhai từ từ, nhâm nhi gẩy gót thì mới thấy thú.
Canh cá Quỳnh Côi. Canh cá Quỳnh Côi được làm từ những nguyên liệu đơn giản như cá, rau và gạo. Tuy vậy, mùi vị của loại canh này lại không nơi nào có được.
Bát canh hội tụ đủ vị ngọt tự nhiên từ thịt cá, mát thanh của rau tươi và vị bùi của bánh đa xào làm từ gạo.
Cuốn tôm. Là món ăn truyền thống của làng Nấp, xã Minh Khai, Hưng Hà. Món ăn được thưởng thức quanh năm nhưng được làm nhiều nhất vào các dịp lễ tết.
Vị cay, ngọt, thơm và béo hòa quyện làm nên món ăn dân dã ngon miệng đến lạ kỳ và không thể quên được khi đã “lỡ” dùng qua.
Sứa muối. Sứa muối được chế biến từ những con sứa tươi, được rửa sạch và cắt khúc thành những tảng nhỏ; sau đó ngâm vào các bình, chum hoặc vại lớn.
Khi ăn, người ta cắt những miếng to ra thành các miếng nhỏ đều nhau. Nước chấm sứa muối là mắm tôm pha với chanh, ớt... Rau ăn kèm là những loại rau như dậu rách, kinh giới, húng chũi...
Bánh gai Đại Đồng. Bánh gai có mặt ở đây trên dưới 400 năm, trước bánh chỉ làm trong dịp lễ Tết để thờ cúng hoặc làm quà biếu, nhưng ngày nay nó đã trở thành một loại hàng hoá được làm quanh năm.
Cũng giống như bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Đại Đồng được làm từ những nguyên liệu đồng quê Thái Bình nhưng nó lại có hương thơm quyến rũ, vị béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm khi ăn.
Bánh giò Bến Hiệp. Nguyên liệu làm bánh giò Bến Hiệp không khác gì nhiều so với những nơi khác. Nhưng nó được người dân nơi đây lựa chọn rất kỹ từ gạo, thịt, mộc nhĩ, hạt tiêu đến nguyên liệu gói bánh là những chiếc lá chuối cắt từ vườn nhà.
Bánh giò bến Hiệp không có hàn the, không có chất bảo quản nhưng khi ăn vẫn dễ dàng cảm thấy độ giòn của mộc nhĩ, béo ngậy của thịt, cay và hơi thơm của tiêu. Khi bóc bánh thì không bị dính.
Nem sống. Không giống như những loại nem khác như nem chua Thanh Hóa, nem Phùng, thịt chua Thanh Sơn...Nem sống ở Thái Bình có phần đặc biệt hơn, thịt lợn, hay sườn lợn sau khi được lọc mỡ và bì băm nhuyễn sau đó trộn cùng với thính gạo, không qua quá trình lên men và ăn ngay sau khi chế biến.
Để làm được món nem sống này không phải nơi nào cũng có thể làm được, người đầu bếp phải có những kinh nhiệm bí quyết riêng, làm nem cốt sau khi chế biến người ăn không cảm thấy đau bụng.
Bánh nghệ. Bánh nghệ chủ yếu làm từ gạo tẻ nên ăn nhiều không lo bị nóng. Bánh được kết hợp với nghệ nên có giá trị dinh dưỡng cao và mùi vị đặc trưng.
Bánh nên ăn nóng, để bánh nguội sẽ khô và kém thơm.