Bánh khoai tía và Bánh kê. Bánh khoai tía làm từ bột nếp đặc sản của làng Hương Cần (thị xã Hương Trà), nhồi với khoai tía để tạo hương thơm và màu sắc tự nhiên. Nhân bên trong gồm tôm đất tươi, thịt heo cỏ, măng Mạnh Tông, nấm mèo dòn. Bánh kê làm từ loại kê vàng nhỏ hột đúng mùa của Huế (là loại kê thơm dẻo nhất). Bánh có nhân chay gồm: đậu xanh, đậu khuôn và nấm hương rừng.
Bánh màu pháp lam là loại bánh màu có khuôn bên ngoài bằng giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên với bảng màu chính sắc trong nghệ thuật pháp lam Huế. Bánh được làm bằng bột nếp thơm cùng với dưa hấu ngào và nhân hạt dưa. Bánh có vị ngọt thanh, hương thơm mát dịu, dùng tráng miệng với trà thơm. Món gắp tư ăn với đồ chua. Đây là món khai vị làm từ tôm đất tự nhiên của Huế, ướp với nước mắm, hành, tiêu, mỡ xắt chỉ trộn đều, lăn dài kẹp lại trong cây đũa bằng lồ ô dài, chẻ làm tư.Sau đó đem hấp chín, nướng lại cho vàng để làm món khai vị ăn kèm đồ chua. Gỏi gà Huế phục vụ trong cung đình tương tự như bún thang của miền Bắc. Thành phần món ăn gồm thịt gà tơ xé sợi, miến Song Thần làm từ đậu xanh, chả lụa, trứng gà, thịt heo… xắt rối. Kèm thêm mè, đậu phụng, bánh tráng gạo, tôm đất… bỏ lên trên. Món ăn được kết hợp với một ít nước dùng hầm từ xương gà cô đặc.
Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ. Hải sâm được chọn để nấu phải là hải sâm Phú Quốc, tôm ba oản là một loại tôm rêu, viên tròn nhỏ.Tuy nhiên, điểm nhấn của món này nằm ở nước dùng. Sá sùng Quảng Ninh và cồi sò điệp ở Khánh Hòa… được hầm hết một ngày đêm để tạo nên vị ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị. Vịt lọng - xôi hông được làm từ vịt bầu rút hết xương, sau đó dùng lòng gà băm nhỏ trộn với trứng, nấm mèo nhồi vào bụng vịt. Vịt nhồi xong sẽ dùng lá dứa quấn quanh rồi bỏ vào nồi hông chung với xôi cho đến khi vịt và xôi đều chín. Khi bỏ vịt vào nồi phải để ngửa để cho những nguyên liệu được nhồi vào trong không thoát ra ngoài. Đây là món ăn có nguyên liệu khá đơn giản nhưng cách chế biến đòi hỏi sự khéo léo cầu kỳ.
Bánh khoai tía và Bánh kê. Bánh khoai tía làm từ bột nếp đặc sản của làng Hương Cần (thị xã Hương Trà), nhồi với khoai tía để tạo hương thơm và màu sắc tự nhiên. Nhân bên trong gồm tôm đất tươi, thịt heo cỏ, măng Mạnh Tông, nấm mèo dòn.
Bánh kê làm từ loại kê vàng nhỏ hột đúng mùa của Huế (là loại kê thơm dẻo nhất). Bánh có nhân chay gồm: đậu xanh, đậu khuôn và nấm hương rừng.
Bánh màu pháp lam là loại bánh màu có khuôn bên ngoài bằng giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên với bảng màu chính sắc trong nghệ thuật pháp lam Huế.
Bánh được làm bằng bột nếp thơm cùng với dưa hấu ngào và nhân hạt dưa. Bánh có vị ngọt thanh, hương thơm mát dịu, dùng tráng miệng với trà thơm.
Món gắp tư ăn với đồ chua.
Đây là món khai vị làm từ tôm đất tự nhiên của Huế, ướp với nước mắm, hành, tiêu, mỡ xắt chỉ trộn đều, lăn dài kẹp lại trong cây đũa bằng lồ ô dài, chẻ làm tư.
Sau đó đem hấp chín, nướng lại cho vàng để làm món khai vị ăn kèm đồ chua.
Gỏi gà Huế phục vụ trong cung đình tương tự như bún thang của miền Bắc.
Thành phần món ăn gồm thịt gà tơ xé sợi, miến Song Thần làm từ đậu xanh, chả lụa, trứng gà, thịt heo… xắt rối. Kèm thêm mè, đậu phụng, bánh tráng gạo, tôm đất… bỏ lên trên. Món ăn được kết hợp với một ít nước dùng hầm từ xương gà cô đặc.
Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ. Hải sâm được chọn để nấu phải là hải sâm Phú Quốc, tôm ba oản là một loại tôm rêu, viên tròn nhỏ.
Tuy nhiên, điểm nhấn của món này nằm ở nước dùng. Sá sùng Quảng Ninh và cồi sò điệp ở Khánh Hòa… được hầm hết một ngày đêm để tạo nên vị ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị.
Vịt lọng - xôi hông được làm từ vịt bầu rút hết xương, sau đó dùng lòng gà băm nhỏ trộn với trứng, nấm mèo nhồi vào bụng vịt. Vịt nhồi xong sẽ dùng lá dứa quấn quanh rồi bỏ vào nồi hông chung với xôi cho đến khi vịt và xôi đều chín.
Khi bỏ vịt vào nồi phải để ngửa để cho những nguyên liệu được nhồi vào trong không thoát ra ngoài. Đây là món ăn có nguyên liệu khá đơn giản nhưng cách chế biến đòi hỏi sự khéo léo cầu kỳ.