Món tung lò mò: Trong tiếng Chăm, "tung lò mò có nghĩa là lạp xưởng bò. Người Chăm theo Hồi giáo không ăn thịt heo nên làm lạp xưởng bằng thịt bò. Thịt bò nạc mua về lóc bỏ hết gân, rửa sạch đem xắt mỏng, ướp muối, đường cát trắng, một ít phụ gia khác và thính (hay cơm nguội). Ruột bò rửa sạch, lộn bề trong ra cạo sạch rồi nhồi thịt bò đã ướp đem phơi nắng cho đến khi nào căng tròn là được. Món này có hai cách ăn: nướng hay chiên, tương tự như lạp xưởng của người Hoa. Khi ăn kèm theo rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh mới ngon. Tung lò mò ăn có hương vị chua chua, hăng mùi bò,ngọt, dai... Thịt chuột cũng là một đặc sản yêu thích của người Chăm. Để miếng thịt chuột được kết hợp hoàn hảo hơn người Chăm thường ăn kèm với đọt lộc vừng non. Đọt có vị chát ăn kèm với thịt chuột xào có vị cay ngọt làm cho miếng ăn thêm những hương vị rất riêng.Ngoài ra chuột tẩm gia vị nướng cũng được người Chăm ưa thích. Mắm bò hóc được người Khmer xem như đặc sản dùng để đãi khách quý đến thăm nhà và là nguyên liệu thích hợp để làm nước lèo trong món bún nước lèo. Mắm bò hóc được làm từ bằng cá nước ngọt, bỏ ruột, đánh vẩy, rồi giã nát. Cá sau đó để một nắng rồi đem nén trong vại với muối và gia vị. Thành phần gia vị có thể gồm đường, tiêu, tỏi, ớt, cơm nguội theo một tỷ lệ nhất định. Cá hơi ươn được ủ với các nguyên liệu, dằn cho rỏ nước (nước chảy ra có thể làm nước mắm) và xác cá tiếp tục được sấy tương đối khô, có thể cho thêm thính vào và tiếp tục trộn trước khi cho vào hũ phơi vài tháng là có thể sử dụng. Món pài pa ghênh (canh thính): Món này bình dân, thường xuất hiện trong bữa ăn thường ngày của người Chăm. Gạo rang xay cho nhuyễn thành thính đem nấu chung với cari, cà pháo, đu đủ sống, củ cải, cà rốt... Khi chín, nêm vào hành, tỏi, bột ngọt và vài trái bứa. Bứa mềm dầm ra lấy chất chua và cho thêm ít mắm bò hóc (prohoc) của người Khmer vào cho đậm đà hương vị. Ai chưa ăn món này lần nào ăn vào sẽ cảm thấy ngờ ngợ, nhưng sau vài lần ăn sẽ đâm ra nghiện. Món ga pội: Giống như cari. Thành phần chế biến gồm cari, thịt bò, dầu dừa, dừa, dầu phụng và thật nhiều ớt chín: Món này được người Chăm chế biến thành một loại cơm rang như cơm Dương Châu trong các nhà hàng hay nấu như cari rồi ăn với cơm, bánh mì, bún.Bánh củ gừng: Để làm bánh, người ta lấy nếp xay nhuyễn, phơi nắng cho ráo khô sau đó chà tán mịn. Tiếp theo cho trứng gà được đánh tan và cho ít men rượu vào bột với tỉ lệ thích hợp. Hỗn hợp này được nhồi thật nhuyễn, sau đó người ta bóc lấy từng nắm bột nhỏ đặt lên mâm, nặn hình củ gừng theo tưởng tượng riêng của mỗi người. Để được chiếc bánh vừa thơm, vừa ngon, “củ gừng” vừa nặn được bỏ vào chảo dầu ăn đang sôi. Khoảng 5 - 6 phút sau, chiếc bánh có màu vàng và bốc mùi thơm là được.
Món tung lò mò: Trong tiếng Chăm, "tung lò mò có nghĩa là lạp xưởng bò. Người Chăm theo Hồi giáo không ăn thịt heo nên làm lạp xưởng bằng thịt bò.
Thịt bò nạc mua về lóc bỏ hết gân, rửa sạch đem xắt mỏng, ướp muối, đường cát trắng, một ít phụ gia khác và thính (hay cơm nguội). Ruột bò rửa sạch, lộn bề trong ra cạo sạch rồi nhồi thịt bò đã ướp đem phơi nắng cho đến khi nào căng tròn là được.
Món này có hai cách ăn: nướng hay chiên, tương tự như lạp xưởng của người Hoa. Khi ăn kèm theo rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh mới ngon. Tung lò mò ăn có hương vị chua chua, hăng mùi bò,ngọt, dai...
Thịt chuột cũng là một đặc sản yêu thích của người Chăm. Để miếng thịt chuột được kết hợp hoàn hảo hơn người Chăm thường ăn kèm với đọt lộc vừng non. Đọt có vị chát ăn kèm với thịt chuột xào có vị cay ngọt làm cho miếng ăn thêm những hương vị rất riêng.
Ngoài ra chuột tẩm gia vị nướng cũng được người Chăm ưa thích.
Mắm bò hóc được người Khmer xem như đặc sản dùng để đãi khách quý đến thăm nhà và là nguyên liệu thích hợp để làm nước lèo trong món bún nước lèo.
Mắm bò hóc được làm từ bằng cá nước ngọt, bỏ ruột, đánh vẩy, rồi giã nát. Cá sau đó để một nắng rồi đem nén trong vại với muối và gia vị. Thành phần gia vị có thể gồm đường, tiêu, tỏi, ớt, cơm nguội theo một tỷ lệ nhất định. Cá hơi ươn được ủ với các nguyên liệu, dằn cho rỏ nước (nước chảy ra có thể làm nước mắm) và xác cá tiếp tục được sấy tương đối khô, có thể cho thêm thính vào và tiếp tục trộn trước khi cho vào hũ phơi vài tháng là có thể sử dụng.
Món pài pa ghênh (canh thính): Món này bình dân, thường xuất hiện trong bữa ăn thường ngày của người Chăm. Gạo rang xay cho nhuyễn thành thính đem nấu chung với cari, cà pháo, đu đủ sống, củ cải, cà rốt... Khi chín, nêm vào hành, tỏi, bột ngọt và vài trái bứa. Bứa mềm dầm ra lấy chất chua và cho thêm ít mắm bò hóc (prohoc) của người Khmer vào cho đậm đà hương vị. Ai chưa ăn món này lần nào ăn vào sẽ cảm thấy ngờ ngợ, nhưng sau vài lần ăn sẽ đâm ra nghiện.
Món ga pội: Giống như cari. Thành phần chế biến gồm cari, thịt bò, dầu dừa, dừa, dầu phụng và thật nhiều ớt chín: Món này được người Chăm chế biến thành một loại cơm rang như cơm Dương Châu trong các nhà hàng hay nấu như cari rồi ăn với cơm, bánh mì, bún.
Bánh củ gừng: Để làm bánh, người ta lấy nếp xay nhuyễn, phơi nắng cho ráo khô sau đó chà tán mịn. Tiếp theo cho trứng gà được đánh tan và cho ít men rượu vào bột với tỉ lệ thích hợp. Hỗn hợp này được nhồi thật nhuyễn, sau đó người ta bóc lấy từng nắm bột nhỏ đặt lên mâm, nặn hình củ gừng theo tưởng tượng riêng của mỗi người.
Để được chiếc bánh vừa thơm, vừa ngon, “củ gừng” vừa nặn được bỏ vào chảo dầu ăn đang sôi. Khoảng 5 - 6 phút sau, chiếc bánh có màu vàng và bốc mùi thơm là được.