Vệ sinh tay sạch sẽ. Các chuyên gia khuyến cáo, cần rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây trước và sau khi tiếp xúc với thịt sống. Bên cạnh đó, những dụng cụ dùng để sơ chế thịt như dao, thớt cũng cần được làm sạch.
Bọc kỹ. Bảo quản thịt trong tủ lạnh thì bạn cũng cần sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc để bọc kín. Nếu cho thịt vào ngăn đông, chị em cần lưu ý bọc thật nhiều lớp nhằm ngăn thịt không bị mất nước, đổi màu cũng như thay đổi hương vị.
Chú ý điều chỉnh nhiệt độ. Khi bảo quản thịt trong tủ lạnh cần đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh nhiệt độ. Tốt nhất, nên duy trì nhiệt độ thấp hơn 5 độ C nhằm hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, tránh mở tủ lạnh thường xuyên, mở tủ thời gian dài vừa gây hao phí điện vừa làm tăng nhiệt độ bên trong tủ. Chú ý thời gian bảo quản. Giống như nhiều loại thực phẩm khác, thịt cũng có thời gian bảo quản nhất định. Nhìn chung, thịt nguyên khối dễ dàng để được lâu hơn so với thịt xay.Với thịt gia súc, gia cầm và hải sản, USDA khuyến cáo không nên để lạnh quá hai ngày. Thịt nướng, thịt đã qua chế biến có thể kéo dài thời gian bảo quản lên tới năm ngày mà không làm thất thoát quá nhiều dinh dưỡng và hương vị đặc trưng. Trong khi đó, thịt đông lạnh có thể để được khoảng 4 – 6 tháng.
Loại bỏ thức ăn dễ hỏng. Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ phù hợp, chị em cũng cần lưu ý dành thời gian để vệ sinh tủ sạch sẽ. Với những thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, nên sớm loại bỏ để không ảnh hưởng đến chất lượng thịt trong tủ.
Không đặt thịt chung với các thực phẩm khác. Nhiều chị em tiện tay cho thịt sống vào tủ lạnh, sát với các thực phẩm khác mà không biết rằng vi khuẩn trong chúng dễ dàng tấn công thớ thịt, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hương vị, màu sắc món ăn. Không làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Để thực phẩm tự rã đông trong nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công nó dễ dàng. Đặc biệt, nếu không chế biến thức ăn ngay sau đó, bạn dễ đối diện với các vấn đề về sức khỏe. Thay vì để đồ ăn tự tan, Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo nên làm tan thực phẩm bằng ba thao tác nhỏ. Cụ thể, khi lấy thức ăn từ tủ đông, chị em nên bọc kín bằng túi ni lông rồi đưa chúng vào bồn nước rồi đặt vào tủ lạnh; chờ đến khi chúng tan băng rồi nhanh chóng nấu ngay sau đó.
Vệ sinh tay sạch sẽ. Các chuyên gia khuyến cáo, cần rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây trước và sau khi tiếp xúc với thịt sống. Bên cạnh đó, những dụng cụ dùng để sơ chế thịt như dao, thớt cũng cần được làm sạch.
Bọc kỹ. Bảo quản thịt trong tủ lạnh thì bạn cũng cần sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc để bọc kín. Nếu cho thịt vào ngăn đông, chị em cần lưu ý bọc thật nhiều lớp nhằm ngăn thịt không bị mất nước, đổi màu cũng như thay đổi hương vị.
Chú ý điều chỉnh nhiệt độ. Khi bảo quản thịt trong tủ lạnh cần đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh nhiệt độ. Tốt nhất, nên duy trì nhiệt độ thấp hơn 5 độ C nhằm hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, tránh mở tủ lạnh thường xuyên, mở tủ thời gian dài vừa gây hao phí điện vừa làm tăng nhiệt độ bên trong tủ.
Chú ý thời gian bảo quản. Giống như nhiều loại thực phẩm khác, thịt cũng có thời gian bảo quản nhất định. Nhìn chung, thịt nguyên khối dễ dàng để được lâu hơn so với thịt xay.
Với thịt gia súc, gia cầm và hải sản, USDA khuyến cáo không nên để lạnh quá hai ngày. Thịt nướng, thịt đã qua chế biến có thể kéo dài thời gian bảo quản lên tới năm ngày mà không làm thất thoát quá nhiều dinh dưỡng và hương vị đặc trưng. Trong khi đó, thịt đông lạnh có thể để được khoảng 4 – 6 tháng.
Loại bỏ thức ăn dễ hỏng. Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ phù hợp, chị em cũng cần lưu ý dành thời gian để vệ sinh tủ sạch sẽ. Với những thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, nên sớm loại bỏ để không ảnh hưởng đến chất lượng thịt trong tủ.
Không đặt thịt chung với các thực phẩm khác. Nhiều chị em tiện tay cho thịt sống vào tủ lạnh, sát với các thực phẩm khác mà không biết rằng vi khuẩn trong chúng dễ dàng tấn công thớ thịt, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hương vị, màu sắc món ăn.
Không làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Để thực phẩm tự rã đông trong nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công nó dễ dàng. Đặc biệt, nếu không chế biến thức ăn ngay sau đó, bạn dễ đối diện với các vấn đề về sức khỏe.
Thay vì để đồ ăn tự tan, Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo nên làm tan thực phẩm bằng ba thao tác nhỏ. Cụ thể, khi lấy thức ăn từ tủ đông, chị em nên bọc kín bằng túi ni lông rồi đưa chúng vào bồn nước rồi đặt vào tủ lạnh; chờ đến khi chúng tan băng rồi nhanh chóng nấu ngay sau đó.