Chẳm chéo. Là loại nước chấm đặc trưng của người Thái vùng núi Tây Bắc. Chẳm chéo có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Thái. Họ dùng nước chấm đặc biệt này ăn cùng các món như xôi, măng, thịt cá. Hương vị đặc trưng không loại nước chấm nào có được, nhất là cái sự đậm đà, cay cay, tê tê cứ ngấm dần vào cơ thể, xua tan cái giá rét của núi rừng miền Bắc những ngày đông giá rét.
Làm nước chấm chẳm chéo có vẻ như rất đơn giản, nguyên liệu bình dân như tỏi, ớt tươi, tỏi tươi, rau mùi, mắm, đường... rửa sạch băm nhỏ. Rắc thêm ít bột mắc khén là đã có bát nước chấm đặm đà rồi.
Mắm nhum. Xa xưa, còn gọi là mắm tiến vu, đủ để biết loại mắm này đặc biệt thế nào. Không phổ biến như các loại mắm khác, nhưng ai đã được thưởng thức một lần thì sẽ nhớ cả đời. Riêng nguyên liệu của mắm nhum đã là loại hiếm có khó tìm. Mắm được làm từ con nhum ở biển – loại hải sản ưu tiên trong xuất khẩu.
Cách làm mắm nhum không hẳn là quá khó đối với những bà nội trợ hành nghề, nhưng để đánh bắt được loại nhum ngon thì rất khó. Đầu tiên, sẽ nạo tuột nhum, ướp chung với mắm rồi đem ủ trong bếp tro hoặc phơi nắng để nhum mau chín. Chỉ vậy thôi mà mắm nhum lại có vị béo ngậy đặc biệt, dùng để chấm với bánh tráng cuốn thịt thì hết í. Màu đỏ sền sệt, sóng sánh của nhum khiến thực khách chưa ăn đã tướt nước bọt ra rồi.
Mắm sò. Nếu có lần từng thử mắm sò Lăng Cô, ắt hẳn không ai quên được cái mùi vị độc đáo, thơm dịu và hương vị cay nồng đầu lưỡi. Mắm sò làm khá công phu, ngư dân đi đào sò về, chẻ sò sao cho giữ nguyên ruột, sàng sạch cho đến khi nào hết cát và nước trong veo. Ớt bột, củ riềng xắt nhuyễn, đậu xanh rang giã mịn và muối hột cho vào thau sò trộn đều. Sau đó, đổ tất cả vào hộp đậy thật kín. Khoảng 15 – 20 ngày, con sò nổi lên mặt là mắm sò đã chín.
Trước khi đưa mắm sò vào bữa ăn, ta thường trộn vào đó các thứ gia vị, nhất là trái vả xắt mỏng hay đu đủ thái sợi, khế, chuối chát. Hương vị mắm sò vốn đã thơm ngon, lại còn thơm ngon hơn khi được tăng cường thêm vị béo của thịt heo. Mắm sò ngon nhất là khi chín, múc ra chén thấy mắm có màu đỏ au, nước đặc sệt và còn nguyên ruột sò.
Tương bần. Ai đã từng một lần được nêm tương bần của Hưng Yên hay Nam Đàn (Nghệ An) đều không thể quên được. Tuy mỗi vùng sản xuất tương họ có những bí quyết riêng để làm ra hương vị đặc trưng của tương vùng đó, nhưng qui trình cơ bản thì vẫn theo một qui trình rất chặt chẽ.
Quy trình đầu tiên sẽ là làm mốc bằng hạt ngô hoặc nếp. Vò kỹ nếp và đem hông, sau đó rưới nước chè và ủ kín trong lá nhãn. Mốc có màu hoa cải hoặc đen óng như mật mía là đạt yêu cầu. Tiếp theo là vò tương và rang khô, xay vỡ đôi và nấu trong 10 – 12 giờ đồng hồ. Sau đó là giai đoạn ngạ tương, trộn mốc, tương và muối vào chum nước đỗ, đậy cẩn thận. Món tương được chế biến kỳ công, dùng được lâu và rất bổ dưỡng.
Còn rất nhiều loại nước chấm đặc trưng của người Việt như mắm cáy, mắm còng, mắm rươi, nước mắm các vùng. Nếu có cơ hội, hãy thử qua các loại nước chấm đặc biệt này để biết, đất Việt ta có nhiều loại đặc sản bình dị mà dân giã.
Chẳm chéo. Là loại nước chấm đặc trưng của người Thái vùng núi Tây Bắc. Chẳm chéo có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Thái. Họ dùng nước chấm đặc biệt này ăn cùng các món như xôi, măng, thịt cá. Hương vị đặc trưng không loại nước chấm nào có được, nhất là cái sự đậm đà, cay cay, tê tê cứ ngấm dần vào cơ thể, xua tan cái giá rét của núi rừng miền Bắc những ngày đông giá rét.
Làm nước chấm chẳm chéo có vẻ như rất đơn giản, nguyên liệu bình dân như tỏi, ớt tươi, tỏi tươi, rau mùi, mắm, đường... rửa sạch băm nhỏ. Rắc thêm ít bột mắc khén là đã có bát nước chấm đặm đà rồi.
Mắm nhum. Xa xưa, còn gọi là mắm tiến vu, đủ để biết loại mắm này đặc biệt thế nào. Không phổ biến như các loại mắm khác, nhưng ai đã được thưởng thức một lần thì sẽ nhớ cả đời. Riêng nguyên liệu của mắm nhum đã là loại hiếm có khó tìm. Mắm được làm từ con nhum ở biển – loại hải sản ưu tiên trong xuất khẩu.
Cách làm mắm nhum không hẳn là quá khó đối với những bà nội trợ hành nghề, nhưng để đánh bắt được loại nhum ngon thì rất khó. Đầu tiên, sẽ nạo tuột nhum, ướp chung với mắm rồi đem ủ trong bếp tro hoặc phơi nắng để nhum mau chín. Chỉ vậy thôi mà mắm nhum lại có vị béo ngậy đặc biệt, dùng để chấm với bánh tráng cuốn thịt thì hết í. Màu đỏ sền sệt, sóng sánh của nhum khiến thực khách chưa ăn đã tướt nước bọt ra rồi.
Mắm sò. Nếu có lần từng thử mắm sò Lăng Cô, ắt hẳn không ai quên được cái mùi vị độc đáo, thơm dịu và hương vị cay nồng đầu lưỡi. Mắm sò làm khá công phu, ngư dân đi đào sò về, chẻ sò sao cho giữ nguyên ruột, sàng sạch cho đến khi nào hết cát và nước trong veo. Ớt bột, củ riềng xắt nhuyễn, đậu xanh rang giã mịn và muối hột cho vào thau sò trộn đều. Sau đó, đổ tất cả vào hộp đậy thật kín. Khoảng 15 – 20 ngày, con sò nổi lên mặt là mắm sò đã chín.
Trước khi đưa mắm sò vào bữa ăn, ta thường trộn vào đó các thứ gia vị, nhất là trái vả xắt mỏng hay đu đủ thái sợi, khế, chuối chát. Hương vị mắm sò vốn đã thơm ngon, lại còn thơm ngon hơn khi được tăng cường thêm vị béo của thịt heo. Mắm sò ngon nhất là khi chín, múc ra chén thấy mắm có màu đỏ au, nước đặc sệt và còn nguyên ruột sò.
Tương bần. Ai đã từng một lần được nêm tương bần của Hưng Yên hay Nam Đàn (Nghệ An) đều không thể quên được. Tuy mỗi vùng sản xuất tương họ có những bí quyết riêng để làm ra hương vị đặc trưng của tương vùng đó, nhưng qui trình cơ bản thì vẫn theo một qui trình rất chặt chẽ.
Quy trình đầu tiên sẽ là làm mốc bằng hạt ngô hoặc nếp. Vò kỹ nếp và đem hông, sau đó rưới nước chè và ủ kín trong lá nhãn. Mốc có màu hoa cải hoặc đen óng như mật mía là đạt yêu cầu. Tiếp theo là vò tương và rang khô, xay vỡ đôi và nấu trong 10 – 12 giờ đồng hồ. Sau đó là giai đoạn ngạ tương, trộn mốc, tương và muối vào chum nước đỗ, đậy cẩn thận. Món tương được chế biến kỳ công, dùng được lâu và rất bổ dưỡng.
Còn rất nhiều loại nước chấm đặc trưng của người Việt như mắm cáy, mắm còng, mắm rươi, nước mắm các vùng. Nếu có cơ hội, hãy thử qua các loại nước chấm đặc biệt này để biết, đất Việt ta có nhiều loại đặc sản bình dị mà dân giã.