Cháo cá Tích Nghi: Đây là món đặc sản nức tiếng được nhiều du khách yêu thích mỗi khi ghé đến Bắc Ninh. Cháo được nấu từ cám trầm và cá chép bởi thịt của nó vừa ngon, chắc vừa cho vị ngọt tự nhiên. Cháo chín, chỉ cần rắc thêm chút hành phi vàng và chút rau thơm là đã có ngay một tô cháo ấm bụng. Ảnh: Danviet.Thịt chuột Đình Bảng: Theo người trong làng, Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác nó xuất phát từ việc giúp mùa màng bội thu. Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong đó, phổ biến nhất là thịt luộc ép lá chanh. Ảnh: Gia đình và Xã hội.Nem làng Bùi: Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nghề làm nem ở đây đã có hàng trăm năm, đời này kế tiếp đời kia phát triển và gìn giữ nghề cha ông để lại.Trải qua bao thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi dần có mặt trên thị trường và trở thành món đặc sản Bắc Ninh ngon, rẻ, đồng thời là món quà trao tay ý nghĩa cho bạn bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua quê hương Kinh Bắc. Ảnh: Bắc Ninh Online.Bánh tẻ làng Chờ: Ai từng ăn bánh răng bừa (hay còn gọi là bánh tẻ), một thứ quà quê nổi tiếng của thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, sẽ không thể nào quên được vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh. Bánh tẻ ăn lúc còn nóng vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được. Ảnh: Dacsanthonque.Bánh khúc làng Diềm: Trong bánh, ngoài xôi, lớp nếp óng dẻo bọc lấy lớp nhân đậu xanh bên trong, không phải là bánh, chẳng hẳn là xôi. Đó chính là bánh khúc - đặc sản làng Diềm, ven hữu ngạn sông Cầu, thuộc xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Bánh khúc làng Diềm có 2 loại: nhân hành và nhân đỗ. Bánh khúc thường được người dân làng Diềm nặn với 2 hình thức: tròn như bánh rán hoặc hình tai voi. Ảnh: Danviet.Bánh phu thê Đình Bảng: Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc; chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh hiện ra. Ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, người ta còn cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và các hương ngũ vị. Ảnh: Laodong.Tương Đình Tổ: Trên khắp cả nước có rất nhiều loại tương gắn liền với địa danh nổi tiếng như Tương Bần (Hưng Yên), tương Nam Đàn (Nghệ An)…Tuy nhiên, loại tương đặc biệt nhất phải kể đến tương Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Tương Đình Tổ khác với các tương khác bởi lẽ nguyên liệu chính là ngô. Ngoài ra còn có đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng, tất cả đều được ủ và lên men tự nhiên không dùng bất kỳ một loại hoá chất hay men phụ trợ nào. Ảnh: Internet.Bánh tro Đình Tổ: Bánh tro nơi đây có vị thơm mát, ngọt ngào, hình dáng bé xinh mềm mại, một lần được thưởng thức thứ quà quê này chắc chắn sẽ khiến du khách nhớ mãi dư vị của nó. Bánh tro ăn kèm với mật mía hoặc đường càng làm cho mùi vị trở nên ngọt ngào, hấp dẫn. Ảnh: Danviet.Cỗ chay Đào Xá: Không những được biết đến là một làng quan họ gốc, một trong những tài của người Đào Xá xưa kia là làm cỗ chay đãi khách vừa ngon vừa khéo. Hàng năm, cứ vào ngày hội chùa (mồng 7 tháng Giêng) dân làng Đào Xá lại làm cỗ chay đãi khách. Cỗ chay Đào Xá gồm bánh chưng, bánh rợm, bánh rán, bánh cắp, một đĩa giò, 4 bát nấu, 5 bát cháo cái... Trong những món ăn chay nói trên, bánh cắp và cháo cái là hai món đặc trưng, không thể thiếu trên mâm cỗ chay Đào Xá. Ảnh: TL.Cháo thái: Món ăn này gắn liền với sự tích trạng nguyên Lê Văn Thịnh về thăm Đình Tổ. Do đó, nó có mặt trong các dịp lễ lớn của làng và dần trở thành điểm độc đáo mà không nơi nào khác có được. Cháo thái - đặc sản Bắc Ninh - ăn nhẹ bụng mà rất ngon. Húp từng thìa cháo sẽ thấy mùi thơm béo của nước dùng, cay nồng hạt tiêu và đậm đà gia vị, thoang thoảng hành hoa, nhất là cái mịn như tan đi trong miệng của gạo xay. Ảnh: TL.Bánh đúc lạc: Tương Đình Tổ hợp nhất với bánh đúc lạc. Thử tương rồi, nhất định phải ăn bánh đúc lạc chấm tương mới thấy hết cái tinh túy của chúng bổ sung cho nhau tuyệt vời như thế nào. Bánh đúc lạc Bắc Ninh không nát bấy mà giòn giòn, cầm không hề dính tay, mịn, bóng. Cái bùi của lạc rang, cùng với vị gạo thanh thanh và đậm đà, beo béo của tương hòa vào nhau vừa dung dị, vừa gợi nhiều cảm xúc về một vùng đất rất đỗi bình yên. Ảnh: TL.
Cháo cá Tích Nghi: Đây là món đặc sản nức tiếng được nhiều du khách yêu thích mỗi khi ghé đến Bắc Ninh. Cháo được nấu từ cám trầm và cá chép bởi thịt của nó vừa ngon, chắc vừa cho vị ngọt tự nhiên. Cháo chín, chỉ cần rắc thêm chút hành phi vàng và chút rau thơm là đã có ngay một tô cháo ấm bụng. Ảnh: Danviet.
Thịt chuột Đình Bảng: Theo người trong làng, Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác nó xuất phát từ việc giúp mùa màng bội thu. Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong đó, phổ biến nhất là thịt luộc ép lá chanh. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
Nem làng Bùi: Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nghề làm nem ở đây đã có hàng trăm năm, đời này kế tiếp đời kia phát triển và gìn giữ nghề cha ông để lại.Trải qua bao thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi dần có mặt trên thị trường và trở thành món đặc sản Bắc Ninh ngon, rẻ, đồng thời là món quà trao tay ý nghĩa cho bạn bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua quê hương Kinh Bắc. Ảnh: Bắc Ninh Online.
Bánh tẻ làng Chờ: Ai từng ăn bánh răng bừa (hay còn gọi là bánh tẻ), một thứ quà quê nổi tiếng của thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, sẽ không thể nào quên được vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh. Bánh tẻ ăn lúc còn nóng vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được. Ảnh: Dacsanthonque.
Bánh khúc làng Diềm: Trong bánh, ngoài xôi, lớp nếp óng dẻo bọc lấy lớp nhân đậu xanh bên trong, không phải là bánh, chẳng hẳn là xôi. Đó chính là bánh khúc - đặc sản làng Diềm, ven hữu ngạn sông Cầu, thuộc xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Bánh khúc làng Diềm có 2 loại: nhân hành và nhân đỗ. Bánh khúc thường được người dân làng Diềm nặn với 2 hình thức: tròn như bánh rán hoặc hình tai voi. Ảnh: Danviet.
Bánh phu thê Đình Bảng: Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc; chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh hiện ra. Ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, người ta còn cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và các hương ngũ vị. Ảnh: Laodong.
Tương Đình Tổ: Trên khắp cả nước có rất nhiều loại tương gắn liền với địa danh nổi tiếng như Tương Bần (Hưng Yên), tương Nam Đàn (Nghệ An)…Tuy nhiên, loại tương đặc biệt nhất phải kể đến tương Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Tương Đình Tổ khác với các tương khác bởi lẽ nguyên liệu chính là ngô. Ngoài ra còn có đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng, tất cả đều được ủ và lên men tự nhiên không dùng bất kỳ một loại hoá chất hay men phụ trợ nào. Ảnh: Internet.
Bánh tro Đình Tổ: Bánh tro nơi đây có vị thơm mát, ngọt ngào, hình dáng bé xinh mềm mại, một lần được thưởng thức thứ quà quê này chắc chắn sẽ khiến du khách nhớ mãi dư vị của nó. Bánh tro ăn kèm với mật mía hoặc đường càng làm cho mùi vị trở nên ngọt ngào, hấp dẫn. Ảnh: Danviet.
Cỗ chay Đào Xá: Không những được biết đến là một làng quan họ gốc, một trong những tài của người Đào Xá xưa kia là làm cỗ chay đãi khách vừa ngon vừa khéo. Hàng năm, cứ vào ngày hội chùa (mồng 7 tháng Giêng) dân làng Đào Xá lại làm cỗ chay đãi khách. Cỗ chay Đào Xá gồm bánh chưng, bánh rợm, bánh rán, bánh cắp, một đĩa giò, 4 bát nấu, 5 bát cháo cái... Trong những món ăn chay nói trên, bánh cắp và cháo cái là hai món đặc trưng, không thể thiếu trên mâm cỗ chay Đào Xá. Ảnh: TL.
Cháo thái: Món ăn này gắn liền với sự tích trạng nguyên Lê Văn Thịnh về thăm Đình Tổ. Do đó, nó có mặt trong các dịp lễ lớn của làng và dần trở thành điểm độc đáo mà không nơi nào khác có được. Cháo thái - đặc sản Bắc Ninh - ăn nhẹ bụng mà rất ngon. Húp từng thìa cháo sẽ thấy mùi thơm béo của nước dùng, cay nồng hạt tiêu và đậm đà gia vị, thoang thoảng hành hoa, nhất là cái mịn như tan đi trong miệng của gạo xay. Ảnh: TL.
Bánh đúc lạc: Tương Đình Tổ hợp nhất với bánh đúc lạc. Thử tương rồi, nhất định phải ăn bánh đúc lạc chấm tương mới thấy hết cái tinh túy của chúng bổ sung cho nhau tuyệt vời như thế nào. Bánh đúc lạc Bắc Ninh không nát bấy mà giòn giòn, cầm không hề dính tay, mịn, bóng. Cái bùi của lạc rang, cùng với vị gạo thanh thanh và đậm đà, beo béo của tương hòa vào nhau vừa dung dị, vừa gợi nhiều cảm xúc về một vùng đất rất đỗi bình yên. Ảnh: TL.